Việt Nam là một nước đang phát triển và ngày càng thu hút giới đầu tư trên toàn thế giới. Nếu nhà đầu nước ngoài muốn phát triển các ngành dịch vụ và kinh doanh thương mại tại Việt Nam thì việc thành lập công ty là hết sức cần thiết. Vậy người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị những gì, chú ý đến vấn đề nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.
>> Nếu bạn đã có công ty tại Việt Nam và muốn bổ sung ngành nghề hoạt động kinh doanh đừng bỏ qua bài viết: Thủ tục bổ sung ngành nghề cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam, cần chuẩn bị những gì?
Điều kiện người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam
Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 khi người nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Mỗi ngành nghề đăng ký kinh doanh khác nhau sẽ có các yêu cầu, điều kiện riêng về thủ tục, về tỷ lệ góp vốn, về tài liệu cần chuẩn bị.
- Khi muốn thành lập công ty tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh được năng lực tài chính thể hiện qua giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm mang tên nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án thể hiện qua hợp đồng thuê nhà hoặc thuê văn phòng tại Việt Nam để đăng ký trụ sở công ty.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi muốn đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty tại Việt Nam, các nhà đầu tư phải tiến hành xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ bao gồm những nội dung sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Việt Nam
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối hợp pháp đối với nhà đầu tư là cá nhân. Đối với tổ chức thì cần có bản sao chứng thực Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp;
- Đề xuất dự án đầu tư với những nội dung chính như chủ đầu tư, quy mô đầu tư, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm, tiến độ đầu tư, nhu cầu lao động,…;
- Bản sao báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính từ tổ chức tài chính hoặc công ty mẹ.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và trả kết quả sau 15 ngày làm việc. Đối với những hồ sơ bị từ chối sẽ có văn bản thông báo và nêu lý do rõ ràng.
Nhà đầu tư cần phải xin Giấy chứng nhận đầu từ trước khi đăng ký thành lập công ty ở Việt Nam
>> Xem ngay: Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu hồ sơ của nhà đầu tư nước ngoài được phê duyệt cấp giấy chứng nhận đầu tư. Lúc này, các bạn cần phải tiến hành hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp cụ thể như sau:
Hồ sơ thành lập công ty tư nhân
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Bản sao Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Điều lệ của công ty hợp danh
– Danh sách các thành viên
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên hoặc của công ty cổ phần
– Danh sách các thành viên công ty, danh sách cổ đông sáng lập cũng như danh sách cổ đông nhà đầu tư nước ngoài và danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ có liên quan như quyết định thành lập công ty, văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài hoặc các loại giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là các cá nhân nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Điều lệ chính của công ty TNHH 1 thành viên
– Giấy tờ chứng thực cá nhân là chủ sở hữu công ty
– Danh sách người đại diện ủy quyền, Văn bản ủy quyền kèm theo bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền.
– Quyết định thành lập công ty, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trên đây là những thông tin mà người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần nắm bắt. Tuy nhiên, đây chỉ là một số thông tin cơ bản nhất và chưa đi vào chi tiết. Nếu quý khách hàng có mong muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn hoặc cần dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay với công ty Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ tốt nhất.
>> Xem ngay: Hướng dẫn chi tiết thành lập công ty TNHH thương mại và dịch vụ
>> Xem ngay: Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh