DỊCH VỤ THU HỒI NỢ HIỆU QUẢ

Công ty Luật Vạn Phúc Lộc có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Xem báo giá Liên hệ tư vấn

BẠN ĐANG ĐAU ĐẦU KHI THU HỒI NỢ?

CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Pháp luật không có quy định riêng biệt về trình tự tiến hành thu hồi nợ mà vẫn theo các loại tranh cấp thông thường theo bộ luật dân sự, luật kinh doanh thương mại… Nhìn chung các quy định của pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến các chủ nợ rất khó khăn trong việc thu hồi nợ. Nhiều lúc lại mất trắng khoản nợ, chủ nợ vướng vào lao lý. Dưới đây VPL đưa ra quy trình thu hồi nợ kết hợp giữa thương lượng đàm phán và sử dụng công cụ pháp lý để thu hồi khoản nợ hợp pháp, nhanh chóng và hiệu quả.

Giai đoạn 1: Phân loại khách nợ

Doanh nghiệp nên phân loại khách nợ thành hai nhóm: khách quan trọng, khách có thể chấm dứt hợp tác. Việc phân loại khách nợ là một bước quan trọng để doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả các khoản nợ. Đồng thời giúp doanh nghiệp xác định được mức độ quan trọng của từng khách nợ, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. 

Đối với nhóm khách nợ quan trọng, doanh nghiệp cần giữ mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân khiến khách nợ chậm trả nợ. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ khách nợ trả nợ đúng hạn.

Đối với nhóm khách nợ có thể chấm dứt hợp tác, doanh nghiệp cần tỏ ra cứng rắn hơn trong việc thu hồi nợ.

Giai đoạn 2: Lựa chọn người thu hồi nợ

Trước tiên doanh nghiệp nên chọn người đang trực tiếp tương tác với khách nợ trước đó để đi đòi nợ. Người này có những lợi thế về hiểu rõ về khoản nợ và hiểu rõ về khách nợ. Từ đó, họ có thể lựa chọn cách tiếp cận phù hợp để thuyết phục khách nợ trả nợ.

Khách không thiện chí trả nợ, doanh nghiệp chuyển hồ sơ nợ cho bộ phận chuyên trách thu hồi nợ hoặc thuê công ty luật. Pháp luật đã cấm dịch vụ đòi nợ thuê do đó doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ công ty đòi nợ thuê có tính chất giang hồ để tránh rủi ro pháp lý.

Giai đoạn 3: Đàm phán thương lượng

Để tiết kiệm thời gian và chi phí doanh nghiệp nên làm tốt giai đoạn đàm phán để giải quyết xong khoản nợ. Dưới đây là các bước doanh nghiệp cần làm trong giai đoạn đàm phán, thương lượng.

  1. Chuẩn bị đàm phán:Nghiên cứu và đánh giá hồ sơ, tìm hiểu tình hình khách nợ về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tài sản. Đặt ra các mục tiêu đàm phán: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của cuộc đàm phán, chẳng hạn như thu hồi toàn bộ khoản nợ, thu hồi một phần khoản nợ, tiền lãi, phạt vi phạm…
  2. Tiếp xúc khách nợ:Gọi điện thoại, gửi tin nhắn, email đặt lịch hẹn gặp trực tiếp với khách nợ. Tạo thiện cảm với khách nợ: Người đàm phán cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp và thiện chí để tạo thiện cảm với khách nợ.
  3. Thăm hỏi:Nhắc nhở nhẹ và thông cảm với sự chậm trễ của khách nợ. Doanh nghiệp có thể gia hạn thêm thời điểm thanh toán cụ thể.
  4. Nhắc nhở:Doanh nghiệp yêu cầu khách nợ hợp tác để giải quyết khoản nợ bằng phương pháp thương lượng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng khách nợ sẽ hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
  5. Đàm phán:Doanh nghiệp cần sử dụng các kỹ năng đàm phán để thuyết phục khách nợ trả nợ.
  6. Giai đoạn ký kết thỏa thuận: Nếu đàm phán thành công, doanh nghiệp và khách nợ sẽ ký kết thỏa thuận về khoản nợ. Thỏa thuận này cần được lập thành văn bản và có đầy đủ các nội dung cần thiết.

Giai đoạn 4: Giải quyết tranh chấp

Các bên không đạt được kết quả thương lượng thì Bên chủ nợ có thể áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp, chẳng hạn như trung tâm hòa giải, trung tâm trọng tài, khởi kiện ra tòa theo sự thỏa thuận trước đây của các bên.

Giai đoạn 5: Yêu cầu thi hành án

Bên chủ nợ nộp hồ sơ yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thi hành phán quyết trọng tài, quyết định hoặc bản án của tòa để thu hồi nợ.

LÝ DO BẠN NÊN CHỌN VPL

BẢNG BÁO PHÍ DỊCH VỤ

Phí dịch vụ thu hồi nợ được tính dựa trên nhiều yếu tố: bên nợ ở đâu, khoản nợ có rõ ràng không, có giấy tờ hợp pháp không, thái độ của bên nợ, khản năng tài chính của bên nợ. Dưới đây VPL đưa ra bảng báo chung nhất để khách hàng tham khảo. Lưu ý rằng VPL sẽ báo giá chính xác với từng hồ sơ cụ thể của khách hàng. Phí dịch vụ vụ thu hồi nợ gồm 2 khoản: (1) thù lao luật sư là khoản phí cố định khách hàng phải trả; (2) Thưởng thành công thu hồi được.

(1). THÙ LAO LUẬT SƯ

Giai đoạn công việc Nội dung công việc Thù lao
Giai đoạn đàm phán VPL đại diện làm với bên nợ tiến hành thương lượng đàmphán về việc thanh toán khoản nợ. Trường hợp bên nợ không hợp tác thương lượng đàm phán, Luật sư phát hành văn bản nhắc nợ. Từ 10 triệu đồng
Giai đoạn xét xử sơ thầm VPL nhận đại diện ủy quyền thay mặt khách hàng tham gia giải quyết trong quá trình tố tụng sơ thẩm. Từ 20 triệu đồng
Giai đoạn xét xử phúc thẩm (nếu có) Một trong các bên kháng cáo bản án sơ thẩm thì VPL đại diện khách hàng tham gia giải quyết trong quá trình tố tụng phúc thẩm. Từ 10 triệu đồng
Giai đoạn thi hành án VPL nhận đại diện ủy quyền thay mặt khách hàng yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiến hành thi hành quyết định hoặc bản án. Từ 20 triệu đồng

(2). PHÍ THÀNH CÔNG

Thưởng thành công được tính theo tỷ lệ % trên số nợ mà bên nợ thanh toán cho khách hàng. Khách hàng chỉ thanh toán cho VPL khi nhận được tiền thanh toán từ bên nợ.

  • Tiền nợ từ 200 triệu đồng trở lên: Thưởng thành công là 15% số tiền thu hồi được.
  • Tiền nợ từ 1 tỷ đồng trở lên: Thưởng thành công là 8% -14% số tiền thu hồi được.
  • Tiền nợ từ 3 tỷ đồng trở lên: Thưởng thành công là 3% – 7% số tiền thu hồi được.

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

ĐẶT LỊCH HẸN VỚI VPL

  • Một cuộc điện thoại và email từ Bộ phận pháp lý VPL
  • ột cam kết bảo mật cho thông tin bạn cung cấp
  • Một cuộc hẹn với luật sư VPL
  • Giải pháp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp của bạn
所有联系通过我们热线:0247 650 7999



    CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    Tìm hiểu về thu hồi công nợ?

    Thu hồi công nợ là việc chủ nợ yêu cầu khách nợ thực hiện thanh toán các khoản tiền, tài sản khác khi đến hạn hoặc quá hạn thanh toán theo thỏa thuận/ hợp đồng giữa chủ nợ và khách nợ, hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Quy trình thu hồi công nợ hiệu quả thường bao gồm các bước sau:

    Bước 1: Thu thập thông tin: Chủ nợ cần thu thập đầy đủ thông tin về khách nợ, bao gồm thông tin cá nhân/tổ chức, thông tin liên hệ, thông tin tài chính,…

    Bước 2: Gửi thông báo nhắc nợ: Chủ nợ cần gửi thông báo nhắc nợ cho khách nợ theo định kỳ, với nội dung rõ ràng, chính xác về khoản nợ và thời hạn thanh toán.

    Bước 3: Thương lượng, đàm phán: Nếu khách nợ không thanh toán, chủ nợ có thể thương lượng, đàm phán với khách nợ để thống nhất về thời hạn và phương thức thanh toán.

    Bước 3: Tiến hành các biện pháp pháp lý: Nếu khách nợ vẫn không thanh toán, chủ nợ có thể tiến hành các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ, chẳng hạn như khởi kiện, yêu cầu thi hành án,…

    Thủ tục thu hồi nợ không có thời gian cụ thể. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tùy vào thiện chí giữa hai bên, khả năng trả nợ của bên nợ,… thì thời gian thu hồi nợ sẽ khác nhau. Nếu khách nợ có thiện chí trả nợ, thì thời gian thực hiện thủ tục thu hồi nợ có thể chỉ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Nếu khách nợ cố tình trốn tránh, không trả nợ, thì thời gian thực hiện thủ tục thu hồi nợ có thể kéo dài vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

    Mức phí thu hồi nợ cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

    • Giá trị công nợ: Mức phí thu hồi nợ thường cao hơn đối với các khoản nợ có giá trị lớn.
    • Tình trạng nợ: Mức phí thu hồi nợ thường cao hơn đối với các khoản nợ khó đòi, nợ xấu.
    • Phương thức thu hồi nợ: Mức phí thu hồi nợ thường cao hơn đối với các phương thức thu hồi nợ phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức.

    Cơ quan giải quyết thu hồi công nợ phụ thuộc vào phương thức thu hồi nợ mà chủ nợ lựa chọn.

    • Nếu chủ nợ lựa chọn phương thức thu hồi nợ bằng thương lượng, hòa giải, thì bên nợ và bên chủ nợ tự giải quyết với nhau.
    • Nếu chủ nợ lựa chọn phương thức thu hồi nợ bằng khởi kiện ra Tòa án, thì cơ quan giải quyết thu hồi công nợ là Tòa án.

    Có thể ủy quyền cho người khác thu hồi nợ hộ. Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, bên ủy quyền có thể ủy quyền cho bên được ủy quyền thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền và nhận thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

    • Giấy ủy quyền thu hồi nợ phải được lập thành văn bản và có chữ ký của bên ủy quyền.
    • Giấy ủy quyền thu hồi nợ có thể được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý.
    • Bên ủy quyền cần cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến khoản nợ cho bên được ủy quyền để bên được ủy quyền có thể thực hiện các công việc thu hồi nợ một cách hiệu quả.

    .

    • Chủ nợ có thể tiết kiệm thời gian và công sức cho việc thu hồi nợ.
    • Chủ nợ có thể yên tâm khi giao việc thu hồi nợ cho bên được ủy quyền có chuyên môn và kinh nghiệm.
    • Chủ nợ có thể tăng khả năng thu hồi nợ thành công.

    .

    Khi khách nợ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán, chủ nợ có thể áp dụng một số cách thức thu hồi nợ khó đòi, chẳng hạn như:

    •  Giảm nợ:  Chủ nợ có thể giảm một phần nợ cho khách nợ, nhưng điều này cần được thực hiện hợp pháp và có sự đồng ý của cả hai bên.
    •  Bán nợ: Chủ nợ có thể bán nợ cho công ty chuyên thu hồi nợ, hoặc cho bên thứ ba có nhu cầu mua nợ.
    •  Thuê dịch vụ thu hồi nợ: Chủ nợ có thể thuê công ty thu hồi nợ chuyên nghiệp để thực hiện việc thu hồi nợ.
    •  Khởi kiện: Chủ nợ có thể khởi kiện khách nợ để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
    • Tuyên bố phá sản: Chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố khách nợ phá sản, nếu khách nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

    Một số giấy tờ cần thiết trong hồ sơ thu hồi nợ như: Hợp đồng vay, hóa đơn, biên nhận thanh toán, thông tin liên hệ của con nợ. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể, hồ sơ thu hồi nợ có thể bao gồm thêm một số giấy tờ khác, chẳng hạn như tài liệu chứng minh khả năng tài chính của con nợ, tài liệu chứng minh việc con nợ cố tình trốn tránh hoặc không trả nợ,..

    Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có cách thức thu hồi nợ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, chủ nợ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện các bước thu hồi nợ một cách khoa học, hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

    Biện pháp pháp lý chỉ nên được sử dụng khi các biện pháp thương lượng, đàm phán không thành công. Việc sử dụng biện pháp pháp lý cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chủ nợ và khách nợ.

    Dịch vụ thu hồi nợ chuyên nghiệp có thể giúp chủ nợ thu hồi nợ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chi phí sử dụng dịch vụ này thường khá cao.

    Để tránh gặp rủi ro khi thu hồi nợ, chủ nợ cần lưu ý một số vấn đề sau:

    •  Tuân thủ đúng quy định pháp luật
    •  Làm việc với khách nợ một cách thiện chí
    • Tham khảo ý kiến của luật sư

    Đối với khách hàng cá nhân, chủ nợ có thể áp dụng các cách thức thu hồi nợ sau:

    • Gửi thông báo nhắc nợ qua điện thoại, tin nhắn, email,…
    • Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với khách hàng
    • Kêu gọi sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của khách hàng
    • Tiến hành các biện pháp pháp lý như khởi kiện, yêu cầu thi hành án,…

    Đối với khách hàng doanh nghiệp, chủ nợ có thể áp dụng các cách thức thu hồi nợ sau:

    • Gửi thông báo nhắc nợ đến địa chỉ trụ sở chính hoặc chi nhánh của khách hàng
    • Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người đại diện của khách hàng
    • Tìm hiểu thông tin về tài sản của khách hàng để tiến hành các biện pháp bảo đảm, kê biên,…
    • Tiến hành các biện pháp pháp lý như khởi kiện, yêu cầu thi hành án,…

    Xử phạt vi phạm

    Chủ nợ thường áp dụng các biện pháp đòi nợ trái pháp luật để gây sức ép, đe dọa, uy hiếp, đánh đập,… khách nợ nhằm thu hồi nợ. Những hành vi này có thể khiến chủ nợ bị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

    Chủ nợ có thể kết hợp các biện pháp xử phạt khác như áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án, phạt vi phạm, đòi bồi thường thiệt hại, đòi trả lãi… khi thu hồi nợ.

    Kinh nghiệm điều chỉnh IRC

    Có nhiều khó khăn khi công ty tự thu hồi nợ như thiếu kinh nghiệm và chuyên môn, thiếu thời gian, rủi ro pháp lý, khó khăn trong việc đàm phán với con nợ, khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế,…

    • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan: Hồ sơ thu hồi nợ cần bao gồm đầy đủ các giấy tờ liên quan đến khoản nợ, bao gồm: hợp đồng vay, hóa đơn, biên nhận thanh toán, thông tin liên hệ của con nợ,…
    • Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ: Hồ sơ thu hồi nợ cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và hợp lệ.
    • Sắp xếp hồ sơ khoa học: Hồ sơ thu hồi nợ cần được sắp xếp khoa học theo thứ tự thời gian, loại giấy tờ,… để thuận tiện cho việc lưu trữ và tra cứu.

    Khi thu hồi công nợ, chủ nợ cần lưu ý một số vấn đề sau:

    •  Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng: Chủ nợ cần thu thập đầy đủ thông tin về khách nợ và lập kế hoạch thu hồi nợ cụ thể.
    •  Làm việc với khách nợ một cách thiện chí: Chủ nợ cần giữ thái độ lịch sự, tôn trọng và hợp tác với khách nợ.
    •  Áp dụng đúng quy định pháp luật: Chủ nợ cần thực hiện việc thu hồi nợ đúng quy định của pháp luật để tránh gặp rủi ro.

    Để tránh vi phạm pháp luật khi thu hồi nợ, chủ nợ hoặc bên được ủy quyền cần lưu ý những quy định sau:

    • Chỉ được đòi nợ trong phạm vi khoản nợ đã được xác lập.
    • Không được sử dụng các biện pháp đòi nợ trái pháp luật.
    • Tôn trọng khách nợ, không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm của khách nợ.

    Thu hồi nợ là một quá trình đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Để thu hồi nợ hiệu quả, các công ty cần lưu ý một số kinh nghiệm như chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thu hồi nợ, đòi nợ nhanh chóng và kiên quyết, lựa chọn hình thức thu hồi nợ phù hợp, sử dụng dịch vụ thu hồi nợ chuyên nghiệp,…

    • Kỹ năng giao tiếp: Cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể thuyết phục con nợ trả nợ.
    • Kỹ năng xử lý tình huống: Cần có kỹ năng xử lý tình huống tốt để có thể giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thu hồi nợ.
    • Kỹ năng đàm phán: Cần có kỹ năng đàm phán tốt để có thể thương lượng với con nợ để đạt được thỏa thuận trả nợ.

    Tìm hiểu dịch vụ điều chỉnh của VPL

    VPL cam kết cung cấp dịch vụ thu hồi công nợ uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý và thời gian nhanh chóng. Bằng kinh nghiệm của mình, VPL tự tin khẳng định thương hiệu cũng như giá trị mà VPL mang lại sẽ khiến cho khách hàng hài lòng.

    VPL có đội ngũ Luật sư và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm có thể giao tiếp, tư vấn trực tiếp bằng các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn,….

    Trong vòng 12 giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu báo giá dịch vụ, VPL sẽ gửi đề xuất báo giá dịch vụ đến thông tin mà bạn đăng ký (trừ ngày Lễ, Tết và Thứ 7, Chủ nhật).

    Đối với dịch vụ thu hồi công nợ, khi sử dụng dịch vụ của VPL, khách hàng phải thanh toán phí dịch vụ cố định ngay sau khi hai bên ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý.

    Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của VPL, VPL sẽ xuất hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của Luật quản lý thuế.

    VPL cam kết cung cấp dịch vụ thu hồi công nợ uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý và thời gian nhanh chóng. Bằng kinh nghiệm của mình, VPL tự tin khẳng định thương hiệu cũng như giá trị mà VPL mang lại sẽ khiến cho khách hàng hài lòng.

    VPL cung cấp dịch vụ thu hồi công nợ trọn gói. Khách hàng chỉ cần cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết, VPL sẽ soạn hồ sơ, thực hiện dịch vụ trọn gói đến khi Quý khách hàng thu hồi được công nợ.

    Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian thu hồi nợ sẽ khác nhau. VPL cam kết cung cấp dịch vụ thu hồi công nợ nhanh chóng, hiệu quả.