Hiện nay, nhu cầu thành lập công ty của các Tổ chức, cá nhân ngày càng phổ biến và đa dạng. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để kinh doanh mà không phải mất nhiều thời gian để chuyển đổi loại hình qua lại không phải ai cũng biết. Luật Vạn Phúc gần đây đã tiếp nhận được nhiều khách hàng với câu hỏi: Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh?

Để có thể trả lời được câu hỏi nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh, cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để ra quyết định nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh nhé!

Khái niệm

nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh

Định nghĩa công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đồng thời, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định khác của pháp luật.

Định nghĩa Công ty TNHH

Công ty TNHH được hiểu là doanh nghiệp được thành lập mà trong đó các thành viên có sự hạn chế về số lượng và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Công ty TNHH bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

So sánh công ty tnhh và công ty cổ phần

Để trả lời câu hỏi nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh thì sau đây Luật Vạn Phúc sẽ điểm qua một vài tiêu chí để giúp quý khách hàng thấy rõ được những ưu và nhược điểm giữa 2 loại hình công ty này.

Giống nhau

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy 2 loại hình doanh nghiệp này đều có tư cách pháp nhân; có nhiều chủ sở hữu và các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.

Khác nhau

Tiêu chí Công ty TNHH Công ty Cổ phần
Số lượng

thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên yêu cầu số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa là 50 thành viên. Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn tối đa.
Cấu trúc vốn Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau. Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu.
Góp vốn Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Huy động vốn Không được phát hành cổ phiếu. Được phát hành cổ phiếu.
Chuyển nhượng vốn Chuyển nhượng phải có điều kiện, ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty. Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông)
Cơ cấu tổ chức Có một mô hình:

Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát)

Có hai mô hình:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát);

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).

 

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty tnhh và công ty cổ phần

nen-thanh-lap-cong-ty-co-phan-hay-tnhh

Ưu nhược điểm giữa công ty cổ phần và TNHH

Để trả lời được câu hỏi nên mở công ty cổ phần hay tnhh, cùng tìm hiểu về Ưu nhược điểm khi thành lập công ty tnhh và công ty cổ phần mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây nhé.

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty tnhh

Công ty TNHH là một loại hình khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi tahnhf lập công ty. Vậy, ưu và nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên như thế nào? Cùng Luật Vạn Phúc tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nhé!

Ưu, nhược điểm Công ty TNHH một thành viên:

Ưu điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một chủ sở hữu vì vậy có thể quyết định mọi vấn đề, hoạt động của công ty.
  • Chủ sở hữu chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp của công ty.

Nhược điểm:

  • Hạn chế điều kiện về vốn vì chỉ có một chủ sở hữu; không thể phát hành cổ phiếu trái phiếu để huy động vốn.
  • Nếu công ty muốn huy động vốn thì cần tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để có thể huy động vốn từ tổ chức, cá nhân liên quan.

Ưu, nhược điểm Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Ưu điểm:

  • Các thành viên có thể hạn chế rủi ro khi chỉ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp.
  • Dễ quản lý công ty do số lượng các thành viên của công ty không nhiều.
  • Hạn chế sự tiếp xúc của người khác sở hữu vốn của công ty khi việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên phải có sự đồng ý của thành viên khác và phải ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên trong công ty trước.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh.

Nhược điểm:

  • Số lượng thành viên bị hạn chế vì tối thiểu từ 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 người.
  • Không được huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu.

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn khi thành lập công ty. Dưới đây, chúng tôi đề cập đến những ưu và nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần để giúp bạn đọc có thể  hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này.

Ưu điểm của công ty cổ phần:

  • Công ty cổ phần mang tính ổn định cao. Vì số lượng cổ đông góp vốn rất đa dạng, nếu 1 cổ đông rút vốn hay phá sản vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ tương đương với số vốn góp, cổ phần sở hữu.
  • Công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty. Đây là một ưu thế rất lớn giúp công ty có vị trí đứng trên thị trường Việt Nam.
  • Cổ đông có quyền tự do và dễ dàng chuyển nhượng cổ phần của mình sau khi công ty hoạt động trên 3 năm.
  • Công ty có thể nhận nhiều nguồn vốn khác nhau do số lượng cổ đông không giới hạn.

Nhược điểm của công ty cổ phần

  • Công ty muốn thành lập phải có tối thiểu 3 cổ đông.
  • Khó quản lý và điều hành do số lượng cổ đông quá lớn.
  • Không phải tất cả ngành nghề đều được thành lập công ty cổ phần, mà chỉ được thành lập với các ngành nghề mà pháp luật cho phép.

Vì sao công ty TNHH và công ty cổ phần phổ biến hơn loại hình khác

nen-thanh-lap-cong-ty-co-phan-hay-tnhh

Công ty TNHH và công ty cổ phần là 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến và được đa số doanh nghiệp lựa chọn khi mở công ty, cũng liên quan đến câu hỏi nên mở công ty cổ phần hay tnhh mà nhiều bạn đang thắc mắc. Sau đây Luật Vạn Phúc xin đưa ra những lý do mà loại hình Công ty TNHH và công ty cổ phần được nhiều doanh nghiệp lựa chọn:

  • Rủi ro thấp khi có sự tách bạch giữa tài sản riêng và tài sản góp vào công ty khi chỉ phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp đúng với số vốn mà thành viên góp vào công ty.
  • Có khả năng huy động vốn cao: Công ty Cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn và công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều được phát hành trái phiếu.

Một số câu hỏi thường gặp

Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh

Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh là câu hỏi mà Luật Vạn Phúc đã nhận được rất nhiều từ quý khách hàng. Với những ưu và nhược điểm mà chúng tôi đã để cập như trên có thể đã mang lại cho khách hàng những thông tin cơ bản để nhận diện, so sánh được 2 loại hình này. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm của Luật Vạn Phúc, nếu như doanh nghiệp vừa mới thành lập nên lựa chọn Công ty tnhh 2 thành viên trở lên vì:

  • Việc góp vốn vào công ty khá đơn giản khi không yêu cầu về tỉ lệ vốn góp.
  • Việc quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty cũng dễ dàng do thành viên không nhiều.
  • Không bị giới hạn ngành nghề kinh doanh, công ty được tự do lựa chọn chỉ cần đáp ứng điều kiện không thuộc ngành nghề bị hạn chế hay bị cấm kinh doanh.
  • Việc chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sang Công ty Cổ phần với hồ sơ cũng khá đơn giản, nhanh chóng. Vì vậy, khi hoạt động lâu năm mà công ty phát triển thì có thể chuyển sang loại hình doanh nghiệp khác.

Kinh nghiệm thành lập công ty tnhh

Với kinh nghiệm thành lập công ty tnhh nhiều năm của Luật Vạn Phúc, chúng tôi xin chia sẻ với quý bạn đọc một vài kinh nghiệm thành lập công ty tnhh dưới đây:

  • Khi thành lập công ty tnhh hay bất kể loại hình doanh nghiệp nào thì việc kiểm tra địa chỉ, tên công ty trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp để xem tên dự định lựa chọn có phù hợp, bị trùng với doanh nghiệp khác hay không là rất quan trọng để tránh trường hợp không đáp ứng điều kiện về tên hay địa chỉ công ty
  • Sau khi thành lập công ty tnhh và đi vào hoạt động thì quý khách hàng cần chuẩn thực hiện các thủ tục như: khắc dấu; khai và nộp thuế; treo bảng hiệu; mở tài khoản ngân hàng; mua chữ ký số; thông báo phát hành hóa đơn.
  • Hồ sơ thành lập công ty tnhh không quá nhiều giấy tờ, vi vậy công ty cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tránh trường hợp nộp thiếu hoặc sai nội dung vì sẽ ảnh hưởng đến thời gian ấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
  • Hãy lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty TNHH. Nếu là ngành nghề yêu cầu điều kiện hay chứng chỉ hành nghề thì cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định mới được hoạt động kinh doanh, tránh những rủi ro pháp lý xảy ra khi hoạt động.

Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ Công ty TNHH

Để thành lập công ty tnhh, quý khách hàng cần soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với những giấy tờ cơ bản như sau:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép thành lập công ty TNHH.
  • Danh sách các thành viên góp vốn vào công ty.
  • Điều lệ của công ty.
  • Các giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân hay pháp nhân như: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy đăng ký kinh doanh.

Hi vọng với những gì mà chúng tôi đề câp trên đây sẽ giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh?

Việc nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh còn tùy thuộc vào mong muốn và nhu cầu của khách hàng, bên cạnh những điều kiện cần thiết để đảm bảo thành lập công ty. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc vẫn chưa xác định được nên mở công ty cổ phần hay tnhh thì có thể liên hệ ngay cho Luật Vạn Phúc để chúng tôi có thể trao đổi, phân tích kỹ hơn về quyền lợi của khách hàng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập công ty và kinh doanh hiệu quả nhé!

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc cũng cung cấp dịch vụ thành lập cty để giúp khách hàng một cách nhanh chóng thuận tiện nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty tnhh 100 vốn nước ngoài mới nhất

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên nhanh chóng nhất

0932350835