Việc thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên sẽ không dễ đối với cá nhân, tổ chức mới thực hiện lần đầu. Do đó, việc lựa chọn công ty Luật tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc sử dụng dịch vụ thành lập cty trọn gói là quyết định hữu hiện mang lại sự thuận lợi cho doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập.

Với kinh nghiệm nhiều năm trên lĩnh vực pháp lý tư vấn thành lập công ty, Luật Vạn Phúc xin chia sẻ đến bạn đọc Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên cập nhật mới nhất qua bài viết dưới đây, mọi người cùng tham khảo nhé!

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên là gì?

thành lập công ty tnhh

Theo quy định pháp luật, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Quy định của pháp luật

thanh-lap-cong-ty-1-thanh-vien

Điều kiện thành lập công ty

Điều kiện thành lập công ty

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý Công ty TNHH một thành viên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau không được phép mở công ty:

Đối với cá nhân:

  • Không thuộc đối tượng Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Đối với tổ chức:

Tổ chức phải là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trụ sở công ty

Trụ sở chính của Công ty TNHH một thành viên phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Đặt tên công ty

thanh-lap-cong-ty-1-thanh-vien

Tên Công ty TNHH một thành viên bao gồm hai thành tố: TNHH một thành viên + Tên riêng và phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Những điều cấm khi đặt tên Công ty TNHH một thành viên:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Nếu tên công ty bằng tiếng nước ngoài phải được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Vốn điều lệ

Tuỳ vào công ty TNHH một thành viên sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh là gì sẽ có quy định về vốn tối thiểu khác nhau.

  • Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không yêu cầu mức vốn pháp định thì sẽ không cần đáp ứng điều kiện về mức vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH một thành viên.
  • Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty TNHH một thành viên. Khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh cần lưu ý: Các ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nói chúng và công ty TNHH một thành viên nói riêng được đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Các loại thuế phải nộp

Đối với mỗi doanh nghiệp khi thành lập thì vấn đề về thuế luôn là thủ tục cần phải thực hiện với cơ quan nhà nước. Thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần nộp các loại thuế cơ bản sau sau:
Thuế môn bài: loại thuế công ty đóng hàng năm và sau khi đăng ký kinh doanh tùy vào vốn điều lệ mà công ty đăng ký .

  • Vốn điều ltrên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng.
  • Vốn điều ltừ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng.
  • Vốn điều ltừ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng.
  • Vốn điều ldưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng

Thuế thu nhập doanh nghiệp: loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng;

Thuế giá trị gia tăng.

Thuế thu nhập cá nhân.

 

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty TNHH một thành viên

thanh-lap-cong-ty-1-thanh-vien

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên là thủ tục bắt buộc cần phải có khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Vậy hồ sơ gồm có giấy tờ sau đây:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Quy trình thành lập công ty tnhh một thành viên

Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Công ty TNHH 1 thành viên cần chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy phép kinh doanh. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà sẽ có những giấy tờ riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định được chính xác các yếu tố liên quan để có thể chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên một cách đầy đủ và chính xác.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Người đại diện thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng thông tin điện tử.

Khắc dấu

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên phải tiến hành khắc dấu tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do công ty TNHH 1 thành viên có dấu ban hành.

Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp;

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Các vấn đề pháp lý sau khi thành lập công ty

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành, nghề kinh doanh.
  • Mua chữ ký số: Đây là phương tiện được sử dụng để kê khai thuế online, BHXH online và khai hải quan điện tử.
  • Mở tài khoản ngân hàng: Công ty TNHH 1 thành viên phải mở tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch, đồng thời thông báo số tài khoản cho cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi có số tài khoản.
  • Thông báo phát hành hóa đơn: Công ty TNHH 1 thành viên mới đi vào hoạt động, phải thực hiện việc lựa chọn hình thức hóa đơn như: Mua hóa đơn của cơ quan thuế, Hóa đơn đặt in, Hóa đơn tự in, Hóa đơn điện tử.

Lưu ý và Kinh nghiệm khi thành lập công ty tnhh một thành viên

Luật Vạn Phúc là một công ty Luật tại Việt Nam có lĩnh vực tư vấn đa dạng về thành lập doanh nghiệp trong và nước trên toàn quốc, trong đó bao gồm thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Để giúp quý khách hàng có thể thực hiện mở công ty được thuận lợi và nhanh chóng, chúng tôi xin chia sẻ một số lưu ý và kinh nghiệm khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên dưới đây nhé!

  • Cần chú ý về điều kiện thành lập công ty tnhh 1 thành viên: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm; Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định pháp luật; Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và phải nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
  • Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, sau khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần thực hiện xin giấy phép con để hoạt động đúng theo quy định pháp luật như: Giấy phép; Giấy chứng nhận; Chứng chỉ; Văn bản xác nhận, chấp thuận;
  • Chú ý thời hạn góp vốn khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Trong đó: Chủ sở hữu công ty phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty, chủ sở hữu công ty tnhh 1 thành viên cần mang Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng để yêu cầu mở tài khoản.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty tnhh một thành viên

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 1 thành viên?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định pháp luật thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định.

  • Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký?

Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.
  • Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

Chi phí thành lập Công ty TNHH 1 thành viên?

Khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, quý khách hàng cần chú ý về chi phí thành lập công ty sau đây:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Lệ phí công bố thông tin thành lập doanh nghiệp;
  • Lệ phí khắc dấu pháp nhân công ty;

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ hoặc các loại chi phí khác liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp xong và trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Với những chia sẻ trên đây về đây là thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên hi vọng quý khách hàng đã hiểu về quy trình, thủ tục, điều kiện khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Nếu khách hàng đang có mong muốn thành lập loại hình doanh nghiệp này hoặc thành lập công ty tnhh có vốn đầu tư nước ngoài thì có thể liên hệ ngay cho Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng.

Đọc thêm: Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH thì tốt nhất

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên nhanh chóng nhất

0932350835