Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cũng được xem là một doanh nghiệp. Chính vì vậy, nó cũng phải thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến kế toán như mọi doanh nghiệp khác. Vậy, công việc của một kế toán Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa kế toán. Công việc của nhân viên kế toán là gì ?

Theo Luật Kế toán quy định thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo quyên cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.

7 công việc mà một Nhân viên kế toán văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cần phải biết như sau:

7 viec ke toan van phong dai dien cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam phai biet lam 1

Thực hiện khai thuế

  • Đăng kí mã số thuế TNCN cho nhân viên;
  • Khai thuế TNCN hàng tháng/hàng quý cho văn phòng đại diện theo phép luật;
  • Nộp báo cáo thuế cho cơ quan thuế.

Quyết toán thuế cho văn phòng đại diện

  • Quyết toán thuế TNCN năm cho nhân viên;
  • Quyết toán thuế cho văn phòng đại diện theo quy định pháp luật;
  • Nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế.

Các công việc liên quan đến tiền lương

  • Lập bảng lương, Tính lương cho nhân viên;
  • Tính các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Tính các khoản thuế TNCN.

Các công việc liên quan đến lao động, BHXH

  • Đăng ký số lượng lao động với cơ quan nhà nước;
  • Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao độngt heo quy định;
  • Thực hiện báo cáo tăng/giảm nhân sự;
  • Thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH.

Các công việc liên quan đến kế toán văn phòng đại diện

  • Ghi sổ quỹ tiền mặt và sổ giao dịch tiền gửi ngân hàng.

Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện

Các công việc khác

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, lao động, bảo hiểm;
  • Làm việc với cơ quan thuế.

7 viec ke toan van phong dai dien cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam phai biet lam 2

Các công việc kế toán văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cần biết

Hiểu rõ các loại thuế mà Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CP theo đó 02 loại thuế mà Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp đó là:

  • Thuế môn bài
  • Thuế Thu nhập cá nhân.

Thuế môn bài

– Thuế môn bài được hiểu là mức thuế mà doanh nghiệp cần phải đóng cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh. Vì vậy, bất kì một doanh nghiệp nào tồn tại hoạt động kinh doanh đầu phải nộp thuế môn bài.

Tuy nhiên, nếu văn phòng đại diện thuộc trường hợp miễn thuế môn bài theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP nhứ văn phòng đại diện hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp thì không phải nộp thuế môn bài.

– Nhân viên Kế toán chỉ cần lập tờ khai thuế môn bài một lần khi mới thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam, các năm sau trở về đi chỉ cần nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm mà không cần phải nộp tờ khai nữa.

Thuế Thu nhập cá nhân

Khác với thuế môn bài, thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế bắt buộc Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp khi sử dụng người lao động Việt Nam hay nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam chính là tiền lương, tiền công.

Các công việc liên quan đến thuế cần thực hiện của một nhân viên kế toán

  • Nộp thuế môn bài đầu năm.
  • Quyết toán Thuế TNCN cho người lao động.
  • Lập báo cáo tài chính.
  • Kê khai những báo cáo thuế theo tháng. Hạn nộp báo cáo thuế sẽ là ngày 20 của tháng sau.
  • Xác định văn phòng mình có những loại báo cáo thuế nào sẽ phải làm theo tháng như thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Kê khai, nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm cho văn phòng đại diện.Xa

Các công việc liên quan đến lao động, bảo hiểm mà nhân viên kế toán văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam cần làm

  • Lập bảng lương, sổ quỹ tiền mặt, rà soát sao kê tài khoản ngân hàng với các khoản chi thực tế của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
  • Kê khai và nộp bảo hiểm xã hội cho văn phòng đại diện theo tháng.
  • Xây dựng chế độ lương, thưởng, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

7 viec ke toan van phong dai dien cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam phai biet lam 3

Hình thức xử phạt vi phạm các vấn đề liên quan đến thuế

Vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Lưu ý: Ngoài việc bị phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế văn phòng đại diện còn có thể bị phạt tiền vì tội chậm nộp tiền thuế.

Mức phạt chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 66/2013/TT-BTC quy định xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế so với thời hạn quy định có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.400.000 đồng.

Mức phạt không khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ thuế

Quy định xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế như ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế tùy vào mức độ mà có thể bị xử phạt từ 700.000 đồng đến 2.100.000 đồng tại Điều 8 Thông tư 166/2013/TT-BTC.

Công việc của một nhân viên kế toán văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam không quá phức tạp vì hầu như mọi việc đều phải theo quy định pháp luật. Chính vì thế, để có thể làm tốt công việc của một người kế toán Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam trước hết phải thường xuyên cập nhật và am hiểu các quy định pháp luật về thuế, các thông tư, nghị định để có thể vận hành một cách lịnh hoạt.

7 viec ke toan van phong dai dien cong ty nuoc ngoai tai Viet Nam phai biet lam 4

Trên đây là 7 việc mà một nhân viên kế toán văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn để có thể tránh được những vi phạm trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện. Để có thể sử dụng các dịch vụ kế toán thuế trọn gói, quý khách hàng có thể tự tin lựa chọn Công ty TNHH Tư vấn Phúc Vạn Luật để được hỗ trợ một cách tốt nhất với các nghiệp vụ:

  • Tư vấn các thủ tục pháp lý và kế toán theo quy định liên quan đến lĩnh vực mà văn phòng đại diện hoạt động;
  • Hướng dấn, thực hiện hồ sơ kê khai thuế, đăng kí trao đổi thông tin với cơ quan thuế;
  • Hỗ trợ tư vấn, kê khai nộp các loại thuế phát sinh trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện;
  • Thay mặt văn phòng đại diện làm việc với cơ quan và đại lý Thuế;
  • Hướng dẫn các vấn đề liên quan đến báo cáo thuế, báo cáo tài chính hàng năm.

Đọc thêm

Chức năng của VPDD nước ngoài tại Việt Nam

Trưởng văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam là ai

0932350835