Nhiều người vẫn còn chưa rõ giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh không? Nếu chiếu theo Luật đầu tư 2005 thì 2 loại giấy tờ này là 1 nhưng Luật Đầu tư 2014 ban hành đã tách giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh thành 2 loại khác biệt. Điểm giống nhau và khác nhau của 2 giấy phép này là gì?

>>> Xem ngay: Dịch vụ bổ sung ngành nghề cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ giấy chứng nhận đầu tư là gì và giấy phép kinh doanh là gì căn cứ vào những quy định của Luật đầu tư. Theo đó, Giấy chứng nhận đầu từ là loại giấy tờ được cấp theo các Dự án đầu tư hoặc cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư tại VN).

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh (theo khoản 2, Điều 7, Luật Doanh Nghiệp: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định).

Đây mới chỉ là định nghĩa về 2 loại giấy phép, chưa thể nói lên được giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh không? Điểm giống nhau
và khác nhau của 2 giấy phép này có thể trả lời giúp bạn.

1. Điểm giống nhau của giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh không phải là cùng một loại giấy phép. Nó chỉ giống nhau đều là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư để các đối tượng được cấp có đủ điều kiện để hoạt động về mặt pháp lý và căn cứ vào giấy phép đó làm những việc đúng theo Pháp luật.

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh đều quan trọng với các doanh nghiệp

2. Điểm khác nhau của giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Những điểm khác biệt chính là lời giải cho thắc mắc giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh không? Luật Vạn Phúc xin phân tích chi tiết về các khía cạnh như sau: 

Tiêu chí Giấy chứng nhận đầu tư Giấy phép kinh doanh
Mục đích sử dụng Giấy phép được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thực hiện các dự án đầu tư cho cả quy mô trong và ngoài nước Được xem là ‘giấy khai sinh’ của doanh nghiệp, giúp các cơ quan chức quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn theo các điều khoản có trong giấy phép
Đối tượng được cấp Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cả trong nước và ngoài nước. Nhưng phần lớn là các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Cơ quan đăng ký đầu tư – Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi có dự án đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu vực này) Cơ quan đăng ký kinh doanh – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
Nội dung của giấy phép Theo điều 39 Luật Đầu tư 2014, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm các nội dung sau đây:

1. Mã số dự án đầu tư (được quy định tại Điều 5 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014).

2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

3. Tên dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy
động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

7. Thời hạn hoạt động của dự án.

8. Tiến độ thực hiện dự ánđầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa
công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu
hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của
từng giai đoạn.

9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Theo điều 29, Luật Doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gồm những nội dung sau đây:

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên,mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH.

4. Vốn điều lệ

 

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh có nhiều điểm khác nhau rạch ròi

Do sự phân biệt rõ ràng, nhiều quy định khác nhau hoàn toàn giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh nên các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thành lập từ năm 2014 trở xuống nên xem xét và thực hiện chuyển đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng nhau tách 2 loại giấy phép này.

Hy vọng sau những chia sẻ và phân tích của Vạn Phúc Luật trên đây, bạn đã hiểu rõ giấy chứng nhận đầu tư có phải giấy phép kinh doanh không? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay:

Trụ sở chính: Số 10, đường Nguyễn Văn Lên, P.Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, T, Bình Dương

Email: luatvanphuc@gmail.com

Điện thoại: 0274 650 7999 – 0932 350 835

Hà Nội: Phòng 12A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, NguyễnChánh, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.39.184.888

HCM: Tầng 1, Tòa nhà Paskimex, 52 Đông Du, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Đồng Nai: Số 20/6K, Đường Nguyễn Ái Quốc, P. Bửu Long, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Long An: 351 Ấp Bình Tiến 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
Điện thoại: 034 977 2679

>> Xem ngay: Dịch vụ đăng ký giấy phép đầu tư

>> Xem ngay: Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

0932350835