Đất rừng, đất lâm nghiệp là loại đất đặc thù liên quan tới tài sản, tư liệu lao động của người dân, vậy nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết thế nào? Hãy liên hệ ngay với văn phòng tư vấn luật đất đai Vạn Phúc qua hotline: 0932 350 835 để được tư vấn chi tiết cách giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp một cách ổn thỏa nhất.
1. Đất rừng, đất lâm nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 10 Luật đất đai 2013, theo mục đích sử dụng, đất đai được chia làm ba nhóm:
- Đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp.
- Nhóm đất chưa sử dụng.
- Đất rừng, đất lâm nghiệp thuộc nhóm Đất nông nghiệp.
Đất rừng gồm 3 loại đất:
- Đất rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản và đặc sản rừng, động vật rừng có kết hợp với việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái và phòng hộ.
- Đất rừng phòng hộ: phục vụ cho mục đích bảo vệ nguồn sinh thái đất, chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước, giảm trừ phòng chống thiên tai, điều hòa khí hậu.
- Đất rừng đặc dụng: phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tạo ra hệ sinh thái rừng quốc gia, lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học, di tích, danh lam, thắng cảnh, nghỉ dưỡng sinh thái…
Đất lâm nghiệp gồm 3 loại:
- Đất rừng tự nhiên.
- Đất trồng rừng.
- Đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.
2. Thực trạng tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp
Hiện nay, dù các quy định pháp luật về đất rừng, đất lâm nghiệp liên tục được củng cố, đổi mới chặt chẽ nhưng tình trạng tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Điển hình như một số lâm trường ở các tỉnh Tây Bắc, trong thực hiện giao khoán rừng, đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, có biểu hiện vi phạm pháp luật như giao khoán cho những người không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp.
Tại một số địa phương, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc đất rừng, đất lâm nghiệp vẫn chưa được giải quyết triệt để, tình trạng kéo dài, không có hướng xử lý vẫn tiếp tục tái diễn. Trên thực tế, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về đất rừng, đất lâm nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất…
3. Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp
- Luật đất đai 2013
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.
4. Các phương thức giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp
Căn cứ vào Điều 202 Luật đất đai 2013, phương thức giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
Giải quyết tranh chấp bằng con đường “hòa giải“;
Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.
Theo đó hai bên có thể tiến hành tự hòa giải hoặc thông qua cơ quan hòa giải được quy định cụ thể để tiến hành hòa giải. Nếu hai bên không thể tiến hành tự hòa giải được thì bắt buộc phải gửi đơn đến UBND cấp xã nơi xảy ra tranh chấp để hòa giải. Sau khi tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã thì mới được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với các trường hợp tranh chấp sau:
Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…
Thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện bắt buộc để khởi kiện vụ án.
Đối với các tranh chấp đất có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ đã quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.
Đối với tranh chấp đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn giải quyết tranh chấp theo các hình thức giải quyết tranh chấp được quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ubnd cấp có thẩm quyền;
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
5. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất rừng của Vạn Phúc Luật
Nếu bạn đang gặp vướng mắc liên quan đến Tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp và cách giải quyết thỏa đáng, hãy liên hệ ngay với Luật Vạn Phúc qua hotline: 0932 350 835 . Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ luật sư giỏi, lành nghề, tận tâm, chúng tôi đã giải quyết hàng ngàn vụ việc tranh chấp đất trên khắp cả nước.
Đến với công ty Luật Vạn Phúc, chúng tôi luôn coi khách hàng là số 1, vấn đề của khách hàng là trách nhiệm của chúng tôi. Luật Vạn Phúc cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữ bảo mật thông tin tuyệt đối. Là đơn vị pháp lý tin cậy của khách hàng.
>> Xem ngay: Số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí
>> Xem ngay: Luật sư giỏi Bình Dương tư vấn giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai chuyên nghiệp