Các doanh nghiệp được phép được phép huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn. Khoản vay nêu trên được gọi là khoản vay nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện quy định về khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để hiểu rõ hơn khoản vay nước ngoài là gì? Khi nào phải đăng ký khoản vay nước ngoài? Quy định về khoản vay nước ngoài như thế nào? Mời bạn đọc cùng Vạn Phúc Luật theo dõi bài viết dưới đây:

Khoản vay nước ngoài là gì?

Quy định về khoản vay nước ngoài tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp như sau:

“Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là Khoản vay tự vay tự trả) và Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của Bên đi vay.”

Như vậy, theo quy định về khoản vay nước ngoài tại Thông tư 03/2016/TT-NHNN, vay nước ngoài là việc bên đi vay nhận khoản tín dụng thông qua ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của bên đi vay.

Tim hieu cac quy dinh ve khoan vay nươc ngoai 1

Quy định về khoản vay nước ngoài

Đối với khoản vay nước ngoài bên đi vay và các khoản vay nước ngoài phải đáp ứng điều kiện chung và điều kiện bổ sung tương ứng đối với từng khoản vay, cụ thể:

  • Bên đi vay có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư 12/2014/TT-NHNN và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký kết và thực hiện khoản vay nước ngoài.
  • Ngân hàng Nhà nước giám sát việc tuân thủ điều kiện vay nước ngoài của Bên đi vay thông qua việc xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài. Đối với các khoản vay không thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, Bên đi vay tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tuân thủ các điều kiện quy định tại Thông tư 12/2014/TT-NHNN.
  • Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ điều kiện vay nước ngoài quy định tại Thông tư 12/2014/TT-NHNN của Bên đi vay theo quy định của pháp luật.

Khi nào phải đăng ký khoản vay nước ngoài?

Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định về đăng ký khoản vay nước ngoài, đối tượng khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
  • Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Như vậy, khoản vay trung và dài hạn nước ngoài là các khoản vay nước ngoài phải đăng ký tại Ngân hàng nhà nước. Còn khoản vay ngắn hạn nước ngoài, thì tùy từng trường hợp mới phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo quy định về đăng ký khoản vay nước ngoài, các bên lập thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký Khoản vay quy định tại Điều 11 Thông tư số 03/2016/TT-NHNN, như sau:

  • Các thỏa thuận có hiệu lực rút vốn được ký kết giữa Bên đi vay và Bên cho vay là người không cư trú làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của Bên đi vay hoặc các công cụ nợ do người cư trú phát hành cho người không cư trú.
  • Trường hợp phát sinh Khoản vay tự vay tự trả trung, dài hạn của Bên đi vay do có thỏa thuận rút vốn bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận khung.

Tim heu quy dinh ve khoan vay nuoc ngoai 2

Phân loại các khoản vay nước ngoài?

Theo quy định về khoản vay nước ngoài thì khoản vay nước ngoài bao gồm: khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh Khoản vay tự vay, tự trả) và Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Cụ thể:

  • Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (vay nước ngoài tự vay, tự trả) là việc Bên đi vay thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài. Trong đó, khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn đến một năm. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn trên một năm.
  • Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là cam kết của Chính phủ với Bên cho vay nước ngoài về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của Bên đi vay (các doanh nghiệp). Trường hợp Bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho Bên đi vay.

Tìm hiểu quy định về khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh?

Một số khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
  • Đối với các khoản vay trung, dài hạn nước ngoài, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
  • Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 năm.
  • Đối với khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 năm, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay nước ngoài.
  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
  • Đối với các khoản vay này, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng.
  • Ngày rút vốn là ngày giải ngân tiền vay đối với các Khoản vay giải ngân bằng tiền, ngày thông quan hàng hóa đối với các Khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Tim hieu cac quy dinh ve khoan vay nuoc ngoai

Tìm hiểu quy định về khoản vay nước ngoài được chính phủ bảo lãnh?

Bên đi vay thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, sau khi Bộ Tài chính ký thư bảo lãnh, bên đi vay ký kết với Bộ Tài chính Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay; mở Tài khoản Dự án tại ngân hàng phục vụ và thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản về số tài khoản của Tài khoản Dự án hoặc hợp đồng mở tài khoản dự án. Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Ngoài ra, quy định về khoản vay nước ngoài đối với tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nước ngoài, trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm, bảo lãnh cho người không cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ngân hành nhà nước hướng dẫn việc thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nước ngoài, đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch chuyển vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức kinh tế.

Trên đây là toàn bộ ý kiến pháp lý liên quan đến quy định về khoản vay nước ngoài mà chúng tôi đã tổng hợp, phân tích để gửi tới quý bạn đọc. Nếu trong quá trình tìm hiểu các quy định về khoản vay nước ngoài quý khách chưa nắm rõ, cần luật sư tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đọc thêm

Hướng dẫn làm báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài

Hướng dẫn đăng ký khoản vay nước ngoài trực tuyến

0932350835