Hiện nay, chứng khoán đang là kênh thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với kỷ lục lịch sử 271.000 tài khoản cá nhân mở tài khoản chứng khoán mới  đã đưa Việt Nam cán mốc 5% dân số đầu tư chứng khoán. Từ đây, công ty chứng khoán được thành lập ngày cũng một tăng. Vậy, để thành lập công ty chứng khoán cần điều kiện gì? Thủ tục và hồ sơ được thực hiện như thế nào? Qúy bạn đọc cùng Luật Vạn Phúc Mời theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nhé!

Cơ sở pháp lý

  • Luật chứng khoán 2019;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định số 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;
  • Thông tư số 121/2020/TT-BTC Quy định về hoạt động của Công ty chứng khoán;

Công ty chứng khoán là gì? Tại sao cần phải thành lập công ty chứng khoán?

thủ tục thành lập công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán được hiểu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán để thực hiện một số các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực chứng khoán.

Lý do thành lập công ty chứng khoán?

  • Thành lập công ty chứng khoán là một trong những điều kiện khi cá nhân, tổ chức muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề này. Khi thành lập công ty chứng khoán thì doanh nghiệp sẽ mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Được nhà nước công nhận việc thành lập và kinh doanh hợp pháp với ngành nghề đã đăng ký. Điều này sẽ tạo uy tín trong các hoạt động giao dịch, kinh doanh của Công ty.
  • Khi doanh nghiệp thành lập sẽ được hoạt động với cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng và minh bạch từ quyền, nghĩa vụ từ các thành viên theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020.

thanh-lap-cong-ty-chung-khoan

Thành lập công ty chứng khoán

Điều kiện thành lập công ty chứng khoán

Trụ sở

Để thành lập công ty chứng khoán, điều đầu tiên doanh nghiệp cần đáp ứng về điều kiện trụ sở như sau:

  • Phải có trụ sở được quy định theo pháp luật để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp như: trụ sở chính phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; đồng thời, trụ sở không được đặt ở khu chung cư có mục đích để ở hay nhà tập thể. 
  • Ngoài ra, Trụ sở hoạt động công ty chứng khoán phải có đầy đủ đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư và quản lý rủi ro.

Điều kiện về vốn

Vốn là một trong những yếu tố cơ bản cần phải đáp ứng khi thành lập công ty chứng khoán, là điều kiện quan trọng không thể thiếu khi hoạt động kinh doanh chứng khoán. Doanh nghiệp muốn kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thì phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định cho từng nghiệp vụ chứng khoán như sau:

  • Hoạt động môi giới chứng khoán yêu cầu vốn pháp định là 25 tỷ đồng Việt Nam;
  • Tự doanh chứng khoán yêu cầu vốn pháp định là 100 tỷ đồng Việt Nam;
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán yêu cầu vốn pháp định là 165 tỷ đồng Việt Nam;
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán yêu cầu vốn pháp định là 10 tỷ đồng Việt Nam.

Điều kiện về nhân sự

Khi thành lập công ty chứng khoán, thành phần nhân sự bao gồm: Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ và tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp từng nghiệp vụ kinh doanh. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • Không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù, bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định pháp luật;
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm hoặc bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các công ty khác;
  • Có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
  • Trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thị trường chứng khoán .

Trường hợp có Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì không cần có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. Tuy nhiên, phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.

Loại hình doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật, công ty chứng khoán chỉ được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH.

Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn

Doanh nghiệp đề nghị thành lập công ty chứng khoán phải có ít nhất 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn. Trường hợp công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng điều kiện sau:

  • Được cấp phép và có thời gian hoạt động 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
  • Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
  • Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp và báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.

Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ.

Điều kiện hoạt động công ty chứng khoán

Theo quy định tại Điều 72 Luật Chứng khoán 2019, Công ty chứng khoán được hoạt động các nghiệp vụ sau đây:

  • Môi giới chứng khoán;
  • Tự doanh chứng khoán;
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Công ty chứng khoán phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định pháp luật. Đồng thời, trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, Công ty chứng khoán không được mở rộng hoạt động kinh doanh; không được chia lợi nhuận; không được mua lại cổ phiếu, trừ việc mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động hoặc do sửa lỗi giao dịch.

Các loại giấy phép con cần chuẩn bị sau khi thành lập công ty chứng khoán

Sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập công ty chứng khoán, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán (giấy phép con). Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Hợp đồng thuê trụ sở công ty hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu;
  • Danh sách cổ đông, thành viên tham gia góp vốn;
  • Lý lịch tư pháp của các vị trí sau: thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc). 

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập công ty hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Để được cấp giấy phép tự doanh chứng khoán thì phải được cấp giấy phép hoạt động môi giới chứng khoán;

Để được cấp giấy phép bảo lãnh phát hành chứng khoán thì phải được cấp giấy phép tự doanh chứng khoán.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty chứng khoán

Để thành lập công ty chứng khoán, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty chứng khoán;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lậpđối với công ty cổ phần hoặc thành viên góp vốn đối với công ty TNHH;
  • Giấy ủy quyền (nếu chủ sở hữu công ty không thực hiện nộp hồ sơ);
  • Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếucủa người đại diện pháp luật và người đại diện nộp hồ sơ.

Quy trình thành lập công ty chứng khoán

Xác định loại hình doanh nghiệp và Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Theo quy định, thành lập công ty chứng khoán chỉ được hoạt động dưới 2 loại hình Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH. Vì vậy, để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty chứng khoán cần xác định loại hình công ty để công tác chuẩn bị giấy tờ được đầy đủ và chính xác.

thanh-lap-cong-ty-chung-khoan

Xác định loại hình công ty chứng khoán

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty chứng khoán thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở.

Khắc dấu

Công ty chứng khoán sau khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục khắc con dấu và có toàn quyết quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ hoặc quy chế do doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp phải tiến hành hoàn tất thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia sau khi khắc con dấu thành công.

Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty chứng khoán nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận phải ra thông báo bằng văn bản về nội dung, giấy tờ cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Nếu từ chối cấp giấy phép đăng ký công ty thì cơ quan cũng phải tiến hành thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý sau khi thành lập công ty

thanh-lap-cong-ty-chung-khoan

Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty chứng khoán

Sau khi thành lập công ty chứng khoán, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện và hoàn tất các thủ tục sau đây để tránh bị xử phạt khi cơ quan kiểm tra.

  • Kê khai và nộp thuế: doanh nghiệp cần nộp tờ khai thuế môn bài tối đa trong vòng 30 ngày sau khi mở công ty chứng khoán. Ngoài ra, công ty sẽ đóng một số loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế môn bài.
  • Bố cáo thông tin: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện công bố đầy đủ nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo quy định pháp luật.
  • Đăng ký chữ ký số: Công ty chứng khoán cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số theo quy định để có thể thực hiện đóng thuế trực tuyến.
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng: Để có thể tiến hành giao dịch thu chi, người đại diện phải mở tài khoản ngân hàng cho công ty và thực hiện thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty chứng khoán cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Thông báo phát hành hóa đơn: Công ty ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. 

Một số kinh nghiệm khi thành lập công ty chứng khoán

Luật Vạn Phúc tự tin nhiều năm tư vấn trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp xin chia sẻ đến quý bạn đọc một vài kinh nghiệm cho khách hàng đang có nhu cầu thành lập công ty chứng khoán.

  • Kinh doanh chứng khoán là một trong những ngành nghề có quy định về vốn điều lệ và vốn pháp định. Do đó, doanh nghiệp cần đáp ứng quy định về số vốn tối thiểu và chủ động vốn của mình khi đăng ký thành lập công ty chứng khoán.
  • Cần chú ý về chủ thể mở công ty không thuộc các trường hợp cấm theo quy định pháp luật và có năng lực dân sự đầy đủ. Đối với tổ chức tham gia góp vốn phải đảm bảo hoạt động kinh doanh trong hai năm liền trước có lãi và không có lỗ lũy lế tính trong vòng 5 năm; thời gian hoạt động tối thiểu phải được 5 năm.
  • Công ty chứng khoán nên thuê kế toán thuế để tiến hành kê khai và nộp các tờ khai thuế theo đúng quy định của pháp luật để tránh những sai sót, vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động công ty chứng khoán.
  • Cần chú ý hình thức kinh doanh chứng khoán, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động để có thể chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ chính xác, tránh sai sót gây mất thời gian, chi phí đi lại cho người thực hiện.
  • Sau khi thành lập công ty chứng khoán cần lưu ý phải hoàn tất các thủ tục để tránh vi phạm pháp luật như: Khắc con dấu; Hoàn thành nghĩa vụ thuế; Công bố thông tin đăng ký kinh doanh; Đăng ký và báo số tài khoản ngân hàng của công ty lên Sở KH &ĐT; Thành viên công ty thực hiện việc góp vốn đúng quy định; Thông báo phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty;Mua chữ ký số để đóng thuế trực tuyến.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty chứng khoán

Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn khi thành lập công ty chứng khoán

Theo quy định Khoản 2 Điều 75 Luật Chứng khoán 2019 thì:

Cổ đông, thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp giấy phép; báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.

  • Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định pháp luật;
  • Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khác.

Công ty chứng khoán được phép thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nào?

Theo Điều 72 Luật Chứng khoán 2019, nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán bao gồm một hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

  •  Môi giới chứng khoán;
  •  Tự doanh chứng khoán;
  •  Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
  •  Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Để hoạt động công ty chứng khoán cần những loại giấy phép gì?

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Giấy phép đủ điều kiện hoạt động công ty chứng khoán;
  • Để được cấp giấy phép tự doanh chứng khoán thì phải được cấp giấy phép hoạt động môi giới chứng khoán;
  • Để được cấp giấy phép bảo lãnh phát hành chứng khoán thì phải được cấp giấy phép tự doanh chứng khoán.

Trên đây là toàn bộ thông tin pháp luật về thủ tục thành lập công ty chứng khoán. Quý khách hàng có thể liên hệ Luật Vạn Phúc để được cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh chứng khoán với khi có nhu cầu mở công ty chứng khoán.

Khi khách hàng lựa chọn và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý về thành lập công ty chứng khoán của Luật vạn Phúc sẽ được:

  • Hỗ trợ tư vấn các quy định pháp luật về thành lập công ty chứng khoán.
  • Soạn thảo hồ sơ, tài liệuvà đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Kiểm tra tiến độ xét duyệt hồ sơcủa cơ quan, tiến hành bổ sung khi có yêu cầu.
  • Tư vấn và hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập công ty chứng khoán.
  • Nhận giấy phép thành lập công ty tại cơ quan Đăng kí kinh doanh và trao trả tận tay cho khách hàng.

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc còn cung cấp các thủ tục về: thủ tục thành lập công ty vận tải, thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ,… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty tài chính nhanh chóng, gọn lẹ

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ mới nhanh chóng nhất 

0932350835