Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?
Trước khi để biết lựa chọn mô hình kinh doanh nào, nhà kinh doanh cần hiểu rõ cả 2 loại mô hình kinh doanh này. Dưới đây, Vạn Phúc Luật sẽ so sánh chi tiết 2 loại hình này để những người còn đang băn khoăn thấy được mình đang phù hợp với loại hình nào.
So sánh sự khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần
Công ty TNHH
Số lượng tối thiểu để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là bao nhiêu thành viên?
-
Đối với công ty TNHH 1 thành viên:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
– Số lượng thành viên tối thiểu là 02 và số lượng tối đa không vượt quá 50;
– Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
– Thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho người không phải là thành viên sáng lập công ty nếu các thành viên sáng lập còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ưu điểm của công ty TNHH
-
Đối với công ty TNHH 1 thành viên
– Do tên gọi và chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng;
– Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần.
-
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
– Việc quản lý và điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn không quá phức tạp do số lượng các thành viên không nhiều;
– Chế độ chuyển nhượng phần vốn góp được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên công ty.
Công ty Cổ phần
Số lượng thành viên tối thiểu để thành lập công ty
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi). Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
– Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau 03 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ;
– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn;
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ưu điểm của công ty cổ phần
– Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp;
– Năng lực hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
– Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần linh hoạt tạo điều kiện để nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
– Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng;
– Chuyển nhượng cổ phần dễ dàng, thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phiếu.
Nhược điểm
– Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn nên dễ có sự phân hoá thành các nhóm cổ động đối lập nhau về lợi ích;
– Quá trình thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Luật Vạn Phúc
Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý, Luật Vạn Phúc cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn và thành lập thành lập công ty nhanh nhất, thuận lợi nhất và chi phí hợp lý nhất.
Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, Luật Vạn Phúc đã hỗ trợ hàng ngàn dịch vụ chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài
Khi thực hiện dịch vụ mua bán, chuyển nhượng công ty tại Luật Vạn Phúc, khách hàng sẽ nhận được sư tư vấn từ luật sư có trình độ chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo quý khách thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức. Đồng thời Luật Vạn Phúc cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc tư vấn kinh doanh, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
>>> Xem ngay: Chi phí dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Vạn Phúc Luật
Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục, quý khách vui lòng liên hệ Luật Vạn Phúc qua email luatvanphuc@gmail.com hoặc hotline 0932 350 835 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>> Xem ngay: Quy trình thành lập công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TẠI ĐÂY
>>> Xem ngay: Công ty luật sự tại Đồng Nai Vạn Phúc Lawyer tư vấn thành lập công ty doanh nghiệp