Hoạt động xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là việc vô cùng cần thiết để tạo uy tín của doanh nghiệp khi kinh doanh liên quan đến thực phẩm ăn uống. Vậy thủ tục làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những bước nào? Dưới đây Vạn Phúc Luật sẽ giúp bạn nắm rõ các bước làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm và các lưu ý khi thực hiện thủ tục làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có đầy đủ giấy tờ về sức khỏe, kiến thức ATVSTP

Người đăng ký trực tiếp tham gia kinh doanh, buôn bán cần có đủ sức khỏe để tham gia ngành nghề này. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để khám và lấy giấy khám sức khỏe tại đây.

Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia các lớp tập huấn về An toàn thực phẩm và làm một bài test sau quá trình tập huấn. Nếu kết quả đạt >80% bạn mới qua được bước đầu tiên trong thủ tục cấp giấy phép An toàn thực phẩm.

Lưu ý: Hồ sơ, thủ tục, quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Thông tư 43/2018/TT-BCT sẽ chính thức bị bãi bỏ sau khi Thông tư 13/2020/TT-BCT có hiệu lực ngày 03/08/2020.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATVSTP

Bước tiếp theo, người kinh doanh sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Những giấy tờ cần phải có theo quy định như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định ban hành;
– Giấy đăng ký kinh doanh liên quan đến mặt hàng thực phẩm của bạn (bản sao);
– Bản chi tiết về sơ đồ bảo quản, chế biến thực phẩm tại cơ sở của bạn;
– Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở, bản kê khai cơ sở vật chất;
– Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở, doanh nghiệp cùng các nhân viên làm việc tại đây (bản sao);

Quá trình kiểm tra, xác minh hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền

Quá trình xác minh, kiểm tra thông tin hồ sơ là bước không thể thiếu trong thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Việc này sẽ do cơ quan cơ thẩm quyền tiến hành bằng cách cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở.

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện, khớp với hồ sơ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Ngược lại nếu không đủ điều kiện sẽ bị phạt tùy mức độ nghiêm trọng.

Cấp giấy phép An toàn VSTP

Giấy chứng nhận ATVSTP sẽ có giá trị 3 năm kể từ thời điểm được cấp. Sau khi cấp, cơ quan giám sát sẽ xuống kiểm tra lần nữa, nếu cơ sở vi phạm vấn đề gì sẽ thu hồi lại Giấy phép ATVSTP.

Lưu ý: Tại khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không nằm trong danh sách phải làm Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

– Những cơ sở sản xuất, buôn bán, sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ;
– Các cửa hàng kinh doanh, sản xuất thực phẩm mà không có địa điểm cố định;
– Kinh doanh mặt hàng thực phẩm đóng gói sẵn và nhỏ lẻ;
– Kinh doanh, sản xuất các dụng cụ hay vật liệu đóng gói thực phẩm;
– Kinh doanh nhà hàng trong hệ thống khách sạn, bán thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể;

Dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh chóng – Luật Vạn Phúc

Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, Luật Vạn Phúc đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến luật kinh doanh

Có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến luật kinh doanh của hàng ngàn doanh nghiệp và công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Với trụ sở chính tại tỉnh Bình Dương, với nhu cầu của khách hàng chúng tôi đã thành lập các chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Hà Nội.

Luật Vạn Phúc luôn hết mình phục vụ khách hàng với phương châm NHANH CHÓNG – BẢO MẬT – CHÍNH XÁC, cam kết mang đến quý khách hàng sự hài lòng nhất với sự nhiệt tình, trách nhiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Nếu bạn có thắc mắc các vấn đề về kinh doanh cũng như dịch vụ cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Vạn Phúc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí thủ tục hồ sơ giấy tờ.

Email: luatvanphuc@gmail.com
Hotline: 0932 350 835

>>> Xem chi tiết: Dịch vụ làm giấy chứng nhận VSATTP

>> Xem ngay: Kinh nghiệm làm giấy chứng nhận VSATTP 

>>> Xem ngay: Bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài

0932350835