Các cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.Việc am hiểu hết các quy định pháp luật về giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Do vậy, Công ty Luật Vạn Phúc muốn chia sẻ đến quý bạn đọc 5 kinh nghiệm đáng giá khi xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài viết dưới đây nhé!

Cách tra cứu giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, chúng ta có thể tra cứu giấy vệ sinh an toàn thực phẩm qua cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế trực tuyến cực kì đơn giản và nhanh chóng tại nhà. Doanh nghiệp chỉ cần lên trực tuyến Website của cơ quan chức năng xử lý hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để tra cứu giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần:

  • Gõ địa chỉ: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/
  • Sau đó chọn mục “Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP”.
  • Khi xuất hiện trang mới, quý khách hãy nhập đầy đủ thông tin vào ô “Tên cơ sở” và “Địa chỉ cơ sở” của doanh nghiệp mình đã đăng ký với Cục an toàn thực phẩm trước đó và nhấn vào ô “Tìm kiếm” hoặc có thể tìm kiếm cụ thể và chi tiết bằng cách chọn mục “Tra cứu nâng cao” ở phía dưới.

Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại hoặc máy tính, quý khách đã có thể tự tra cứu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà mà không cần tốn nhiều thời gian và chi phí để đến cơ quan quản lý để tìm hiểu.

giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Theo quy định thì cơ quan quản lý an toàn thực phẩm sẽ do Bộ vệ sinh an toàn thực phẩm quản lý và cấp phép tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà có những bộ ngành quản lý khác nhau.

  • Bộ Y tế

Cục An toàn thực phẩm cấp:

  • Giấy chứng nhận GMP cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất phụ gia thực phẩm mới hoặc phụ gia chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm được Bộ Y tế quy định.

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Dịch vụ ăn uống;
  • Cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất nước đóng chai, đóng bình;
  • Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; cơ sở sản xuất hương liệu thực phẩm; phụ gia thực phẩm

Phòng Y tế (Quận): cấp cho Hộ kinh doanh thuộc danh mục Bộ Y tế theo sự phân công  Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Bộ Công Thương

Bộ công Thương cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất bia; rượu, cồn và đồ uống có cồn; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; Các loại bánh, mứt, kẹo.

  • Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cấp phép giấy vệ sinh an toàn thực phẩm đủ điều kiện cho các đơn vị như: sản xuất ngũ cốc; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; sản xuất thịt; thủy sản; trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong; điều; cacao; muối,…

Gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
  • Trong trường hợp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của  pháp luật, hình thức xử phạt có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt hành chính, nghiêm trọng hơn sẽ bị buộc đóng cửa cơ sở kinh doanh.
  • Hồ sơ đăng ký gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Căn cứ theo các quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Làm giả giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bị phạt như thế nào?

  • Theo quy định tại Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hành vi “làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật” sẽ bị xử lý hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Hiện nay, vấn nạn làm giả giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đang có những diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, mất trật tự xã hội. Nguyên nhân của tình trạng làm giả giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là do việc xử lý các hành vi vi phạm của cơ quan quản lý không triệt để, quyết liệt, thường xuyên và hiệu quả dẫn đến tình trạng nhờn pháp luật, không đảm bảo tính giáo dục và răn đe. Ngoài ra, các quy định pháp luật về giấy vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn những hạn chế, không thống nhất, làm giảm hiệu quả của công tác thực thi pháp luật.

5 KINH NGHIỆM ĐÁNG GIÁ KHI XIN CẤP GIẤY VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Phạt không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính khi hoạt động kinh doanh không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Vì vậy, để tránh bị phạt không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi hoạt động.

Trên đây là toàn bộ 5 kinh nghiệm đáng giá khi xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm mà Công ty Luật Vạn Phúc muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Việc tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật về giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng để tránh những hậu quả pháp lý về sau cho doanh nghiệp.

Nếu trong quá trình tìm hiểu khách hàng còn vướng mắc về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn hoặc sử dụng ngay dịch vụ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói của Luật Vạn Phúc để được:

  • Tư vấn trọn gói các dịch vụ liên quan đến thủ tục xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi phát sinh hồ sơ, bổ sung hồ sơ cấp phép.
  • Nhận giấy chứng nhận và gửi đến tận tay khách hàng.
  • Thời gian xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện nhanh, giảm thiểu tối đa các thủ tục rắc rối.

Đọc thêm:

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói

0932350835