Thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện như thế nào là một trong những vấn đề mà được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hiểu được khó khăn, vướng mắc, nhu cầu và để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về điều kiện, trình tự thành lập công đoàn cơ sở, Luật Vạn Phúc kính gửi đến bạn đọc một số thông tin liên quan qua bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Theo quyết định 174/QĐ-TLĐ và Điều lệ Công đoàn Việt Nam số 03/HD-TLĐ, khi thực hiện thành lập công đoàn cơ sở, doanh nghiệp cần lập tổ chức công đoàn cần phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Thành lập công đoàn cơ sởđược thực hiện tại các đơn vị sử dụng lao động có hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Công đoàn phải có ít nhất 05 đoàn viên/người lao động trở lên và phải có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

thành lập công đoàn cơ sở 1

Thời gian thành lập Công đoàn cơ sở

  • Theo quy định, chậm nhất sau 06 tháng tính từ ngày doanh nghiệp thành lập và vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất cùng phối hợp với doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động/tập thể lao động.
  • Nếu sau thời gian quy định trên mà Doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sởthì Công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để thực hiện đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động, tập thể lao động.

Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Doanh nghiệp muốn thành lập công đoàn cơ sở cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thành lập ban vận động công đoàn cơ sở

Đầu tiên, đối với những đơn vị chưa có công đoàn cơ sở thì phải thành lập ban vận động do người lao động tự nguyện lập ra để thực hiện chức năng tuyên truyền, vận động và tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động và liên kết với công đoàn cơ sở; công đoàn các cấp để được hỗ trợ, hướng dẫn.

thành lập công đoàn cơ sở 2

Bước 2: Tổ chức đại hội về việc thành lập công đoàn cơ sở

Sau khi đơn vị đã chấp hành đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì phải thành lập tổ chức đại hội do ban vận động thực hiện với thành phần tham gia bao gồm:

  • Ban vận động;
  • Đơn vị có người lao động đang làm việc và có đơn xin gia nhập vào công đoàn;
  • Đại diện công đoàn cấp trên, đơn vịcoa sử dụng lao động và một số thành phần có liên quan khác;
  • Đại hội bầu công đoàn cơ sở qua hình thức bỏ phiếu kín. Việc tổ chức đại hội sau khi thành công thì ban vận động sẽ chấm dứt nhiệm vụ của mình và tiến hành bàn giao hồ sơ cho ban chấp hành mới được bầu.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở

  • Sau 10 ngày làm việc tínhtừ ngày kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị tiến hành tổ chức họp ban chấp hành công đoàn vừa mới được thành lập và bầu ra ban thường vụ; các chức danh khác trong công đoàn.
  • Sau 15 ngày làm việc khi kết thúc đại hội thì ban chấp hành mới được lập hồ sơ đề nghị công cấp trên xem xét và quyết định công nhận công đoàn cơ sở.

Bước 4: Ra quyết định công nhận về việc thành lập công đoàn cơ sở

Sau khi công đoàn cấp trên tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận thành lập công đoàn cơ sở sẽ có 15 ngày làm việc để tiến hành:

  • Xem xét, thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sởcủa đơn vị về việc đảm bảo tính khách quan, tự nguyện, phù hợp với quy định pháp luật hay không?
  • Nếu việcthành lập công đoàn cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật thì công đoàn cấp trên sẽ ban hành quyết định công nhận công đoàn cơ sở.
  • Trường hợpyêu cầu thành lập công đoàn không đáp ứng điều kiện công nhận, công đoàn cấp trên có trách nhiệm đưa ra thông báo bằng văn bản cho công đoàn cơ sở, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc thực hiện, tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định pháp luật.
  • Trường hợp đã được công đoàn cấp trên công nhận về việc thành lập công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ tiến hành thủ tục khắc dấu cho công đoàn mình và tiến hành tổ chức các hoạt động theo quy định pháp luật.

Khi thực hiện thành lập công đoàn cơ sở cần lưu ý trình tự thành lập sẽ có sự khác nhau về hồ sơ ở từng địa phương khác nhau. Vì vậy, người lao động và doanh nghiệp cần phải liên hệ với công đoàn cấp trên để được hướng dẫn, hỗ trợ trong việc thành lập Công đoàn như:

  • Nếu trường hợp công ty thuộc các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất thì gọi là Công đoàn các khu công nghiệp.
  • Nếu công ty được đặt trụ sở tạiquận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì gọi là Liên đoàn Lao động cấp huyện.

Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở

Để thành lập công đoàn cơ sở thì hồ sơ phải được chấp hành theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam 03/HD-TLĐ năm 2020 và Quyết định số 174/QĐ-TLĐ. Trong đó, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Công văn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở;
  • Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanhcó hiệu lực trong vòng 6 tháng;
  • Danh sách đề cử Ban chấp hành hiện tại;
  • Danh sách đoàn viên được kết nạp;
  • Bản dự thảo liên quan đếnthỏa ước lao động tập thể;
  • Đơn đề nghị gia nhập vào Công đoàn của từng cá nhân lao động trong công ty;
  • Bản saobáo cáo tình hình về việc sử dụng lao động được phòng lao động của TBXH xem xét và phê duyệt.

thành lập công đoàn cơ sở

Một số câu hỏi thường gặp

Có bao nhiêu hình thức thành lập công đoàn cơ sở

Theo quy định tại Khoản 3 Quyết định số 174/QĐ-TLĐ thì tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được thực hiện qua các hình thức sau:

  • Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
  • Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở thành lập có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
  • Hình thức thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
  • Công đoàn cơ sở được thành lập có công đoàn cơ sở thành viên.

Trường hợp doanh nghiệp không có công đoàn cơ sở có phải thực hiện đóng kinh phí không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 thì tài chính công đoàn bao gồm kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng được tính bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Theo đó, đối tượng đóng kinh phí công đoàn được căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP như sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập;
  • Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;
  • Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định pháp luật lao động.

Như vậy, đối tượng được quy định đóng phí công đoàn trong trường hợp doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp sẽ không phân biệt doanh nghiệp đã có hay tổ chức đã có công đoàn cơ sở hay chưa. Do đó, doanh nghiệp không có công đoàn cũng phải đóng phí công đoàn theo quy định pháp luật.

Lợi ích khi thành lập công đoàn cơ sở

Theo quy định tại Bộ luật Lao động, việc thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp là bắt buộc và phải thực hiện chậm nhất là sau 6 tháng kể sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện tốt nhất cho tổ chức công đoàn hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thành lập công đoàn cơ sở nhàm mục đích là chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, giúp doanh nghiệp thực thi đúng quy định pháp luật. Qua đó, có thể đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động.

Nếu công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động như:

  • Thứ nhất, công đoàn cơ sởcó thể tham gia hỗ trợ người sử dụng lao động thực hiện và xây dựng nội quy lao động, bảng lương, thỏa ước lao động tập thể;
  • Thứ hai, việccông ty thay đổi cơ cấu hoặc cải tiến công nghệ sẽ có thể giúp chủ doanh nghiệp sắp xếp được nguồn lao động, chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Thứ ba, khi có tranh chấp xảy ra trong các trường hợp như:đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, đình công, kỹ luật thì công đoàn cơ sở sẽ tổ chức đối thoại với mục đích nhằm dung hòa lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động với tư cách là chủ thể độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động.
  • Ngoài ra,công đoàn có có nhiệm vụ là chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, hỗ trợ chủ doanh nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thành lập công đoàn cơ sở mà Luật Vạn Phúc muốn gửi gắm đến quý bạn đọc, hy vọng qua bài viết trên đây có thể giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về điều kiện, quy trình cũng như hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Nếu quý khách đang gặp khó khăn, vướng mắc liên quan hoặc cần sự hỗ trợ, tư vấn thì hãy liên hệ cho chúng tôi ngay để nhận được giải đáp chi tiết và kịp thời nhé!

Tìm hiểu thêm: Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

 

0932350835