Hiện nay, nhiều cá nhân đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân phát sinh do chuyển nhượng vốn góp. Trong trường hợp như vậy, bạn cần phải tìm hiểu các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Nếu không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Vạn Phúc để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
Về thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 4 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác”.
Đối với cá nhân cư trú thì thuế suất chuyển nhượng là 20%. Cách tính cụ thể được quy định tại Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Thu nhập chịu thuế này sẽ do cá nhân chuyển nhượng vốn có nghĩa vụ kê khai nộp hoặc Công ty sẽ kê khai nộp thuế thay cá nhân và có thể yêu cầu cá nhân hoàn lại số tiền này theo quy định tại khoản 4 điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“4. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán)
a) Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
b) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư này và khai thuế theo từng lần phát sinh.
c) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế”đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú)”.
Do đó, cá nhân chuyển nhượng là cá nhân phát sinh thu nhập nên sẽ phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân trên.
Về thuế thu nhập cá nhân khi đầu tư vốn
Bên mua không có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân khi nhận chuyển nhượng vốn (đầu tư vốn) mà bên mua chỉ có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân khi có lợi tức phát sinh đối với Công ty TNHH sau này theo quy định tại điểm c, khoản 3 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”.
Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến tư vấn doanh nghiệp của Vạn Phúc Luật
Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý, Luật Vạn Phúc cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục cho doanh nghiệp nhanh nhất, thuận lợi nhất và chi phí hợp lý nhất.
Luật Vạn Phúc là địa chỉ tin cậy để doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý và tư vấn doanh nghiệp
Khi thực hiện dịch vụ tại Luật Vạn Phúc, khách hàng sẽ nhận được sư tư vấn từ luật sư có trình độ chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo quý khách thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức. Đồng thời Luật Vạn Phúc cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc tư vấn kinh doanh, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục, quý khách vui lòng liên hệ Luật Vạn Phúc qua email luatvanphuc@gmail.com hoặc hotline 0932 350 835 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>> Xem chi tiết Thủ tục chuyển nhượng vốn công ty TNHH của công ty Luật Vạn Phúc
>>> Xem ngay: Dịch vụ thành lập công ty TNHH thương mại & dịch vụ của Luật Vạn Phúc