CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Tìm hiểu về tư vấn luật hôn nhân  gia đình

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Do đó những người đồng giới, LGBT có thể tổ chức lễ kết hôn nhưng không được nhà nước thừa nhận quan hệ hôn nhân.

Bước 1: Nam, nữ đủ điều kiện kết hôn chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nam và nữ đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ.

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là một trong những yếu tố quan trọng để toà án xem xét việc chia tài sản khi ly hôn.

Căn cứ tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó. Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thông thường, tài sản trước hôn nhân như: tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng,… mà vợ chồng không có thỏa thuận xác định là tài sản chung sẽ được coi là tài sản riêng (có cơ cơ sở chứng minh tài sản riêng hoặc sáp nhập tài sản chung). Đối với trường hợp này, thì sẽ không phải chia tài sản khi ly hôn.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, vợ, chồng ngoại tình vẫn được chia tài sản khi ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét yếu tố lỗi của mỗi bên khi có căn cứ xét thấy tồn tại hành vi ngoại tình trong thời kỳ hôn nhân để xác định được hưởng bao nhiêu phần trong khối tài sản chung.

Theo quy định pháp luật thì trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do Tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.

Việc hòa giải trong giải quyết thuận tình ly hôn là một thủ tục bắt buộc. Nếu vợ chồng không tham gia hòa giải hoặc hòa giải không thành thì Tòa án sẽ không thể giải quyết thuận tình ly hôn mà phải mở phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ, chồng có lý do chính đáng không thể tham gia hòa giải thì có thể làm đơn đề nghị Tòa án hoãn hòa giải.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ và tiến hành hòa giải

Bước 4: Nếu hòa giải thành, Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Bước 5: Nếu hòa giải không thành, Tòa án mở phiên tòa xét xử

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ và tiến hành hòa giải

Bước 4: Nếu hòa giải không thành, Tòa án mở phiên tòa xét xử

Về cơ bản, thủ tục ly hôn với chồng đang chấp hành án phạt tù không khác so với thủ tục ly hôn thông thường. Tuy nhiên Căn cứ Khoản 4 Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người chồng cư trú trước khi phải chấp hành án phạt tù là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ các trường hợp đặc biệt. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái cũng được coi là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm. Do đó, vợ và chồng vẫn bình đẳng với nhau khi chia tài sản khi ly hôn.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ các trường hợp đặc biệt. Việc đứng tên trên giấy tờ chỉ là một hình thức thể hiện quyền sở hữu đối với tài sản. Do đó, việc không đứng tên trên giấy tờ không làm mất đi quyền sở hữu của vợ hoặc chồng đối với tài sản đó. Vì vậy, nếu tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu chia tài sản khi ly hôn, kể cả khi không đứng tên trên giấy tờ.

Đối với con dưới 3 tuổi, thông thường sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp:

  • Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con;
  • Cha mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho người có điều kiện tốt hơn để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, nếu cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì con dưới 3 tuổi có thể được giao cho cha trực tiếp nuôi dưỡng. Ngoài ra, nếu cha mẹ không thỏa thuận được về việc giao con dưới 3 tuổi cho ai thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người có điều kiện tốt hơn để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

.

Để giành quyền nuôi con khi ly hôn, vợ, chồng cần chứng minh được mình có đủ điều kiện tốt hơn để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện tốt hơn ở đây bao gồm các yếu tố sau:

  • Tình cảm của cha mẹ đối với con
  • Điều kiện kinh tế, vật chất
  • Điều kiện về môi trường sống
  • Khả năng chăm sóc, giáo dục con

Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục. Đối với trường hợp đơn phương ly hôn, căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

.

Theo quy định của khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí… Thay vào đó, nếu không thể tham gia tố tụng thì vợ, chồng có thể gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa.

.

Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài

Căn cứ Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn;
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

Ngoài ra cần cung cấp thêm các giấy tờ pháp lý cá nhân khi đi đăng ký kết hôn. Nếu một bên kết hôn đã ly hôn thì cần cung cấp bản án hoặc quyết định thể hiện đã ly hôn

Bước 1: Nam, nữ đủ điều kiện kết hôn chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nam và nữ đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Căn cứ Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 có thì:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
  • Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có các quyền lợi sau ở Việt Nam:

  • Được hưởng các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
  • Được hưởng các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
  • Được hưởng các quyền và nghĩa vụ của người thân thích theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xử phạt vi phạm

Các hành vi vi phạm hôn nhân gia đình thường gặp bao gồm:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả
  • Tảo hôn
  • Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
  • Có hành vi bạo lực gia đình
  • Có hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng
  • Có hành vi vi phạm chế độ tài sản của vợ chồng
  • Có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con

Theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người có hành vi vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình, bao gồm cả hành vi sống chung như vợ chồng với người khác trong thời kỳ hôn nhân thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người có hành vi sống chung như vợ chồng với người khác trong thời kỳ hôn nhân thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Căn cứ Khoản 1 Điều 58 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì người có hành vi lợi dụng kết hôn giả để đi nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi kết hôn giả để đi nước ngoài còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm của mình.

Thẩm quyền xử phạt của từng cơ quan được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Theo đó, có những cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm về hôn nhân gia đình như UBND các cấp, thanh tra chuyên ngành hôn nhân gia đình, xây dựng,….

.

Tìm hiểu dịch vụ tư vấn luật hôn nhân  gia đình của VPL

Nội dung dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình của VPL bao gồm các vấn đề sau:

  • Tư vấn về các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình bao gồm điều kiện kết hôn; Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; Ly hôn; Nuôi con nuôi; Giám hộ; Trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn; Cấp dưỡng,…
  • Tư vấn về các thủ tục hành chính liên quan đến hôn nhân gia đình bao gồm Thủ tục đăng ký kết hôn; Thủ tục ly hôn; Thủ tục nuôi con nuôi; Thủ tục giám hộ; Thủ tục trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn; Thủ tục cấp dưỡng; Thủ tục chia tài sản khi ly hôn; Thủ tục nhận nuôi con ngoài giá thú;….
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hôn nhân gia đình, bao gồm Tư vấn về các tranh chấp liên quan đến hôn nhân gia đình; Tư vấn về các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình.

Ngoài các nội dung trên, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng về các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân gia đình theo yêu cầu của khách hàng.

Theo quy định của khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí… Do đó, VPL chỉ thực hiện hoạt động tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình làm thủ tục ly hôn chứ không thể thay mặt khách hàng thực hiện.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu của khách hàng, trong vòng 24 giờ làm việc, VPL sẽ đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng qua các hình thức như điện thoại, email, phát hành ý kiến pháp lý bằng văn bản,… Đối với những việc phức tạp, cần thời gian nghiên cứu hồ sơ thì VPL sẽ báo trước thời gian phản hồi ý kiến tư vấn đến khách hàng.

Sử dụng dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình có những lợi ích sau:

  • Nâng cao hiểu biết về pháp luật hôn nhân gia đình: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình, khách hàng sẽ được luật sư tư vấn về các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình một cách toàn diện.
  • Nhận được những giải pháp pháp lý phù hợp: Luật sư là những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình. Khi tư vấn cho khách hàng, luật sư sẽ căn cứ vào tình huống cụ thể của khách hàng để đưa ra những giải pháp pháp lý phù hợp, giúp khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình, khách hàng sẽ được luật sư tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Tăng cường sự an tâm và tin tưởng: Khi được luật sư tư vấn, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn, bởi luật sư là người có chuyên môn và kinh nghiệm, có thể giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình một cách hiệu quả.

Các hình thức tư vấn luật hôn nhân gia đình bao gồm:

  •  Tư vấn bằng văn bản 
  •  Tư vấn trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu.
  •   Tư vấn qua điện thoại, email,…
  •   Tư vấn qua các phần mềm, ứng dụng tư vấn pháp luật.

Chi phí dịch vụ tư vấn của VPL được tính theo giờ tư vấn. Mức phí tư vấn của VPL dao động từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng/giờ, tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của vụ việc. Để biết thêm thông tin chi tiết về chi phí dịch vụ tư vấn của VPL, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. VPL cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chất lượng cao với chi phí hợp lý, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả.

VPL hiểu rằng thông tin của khách hàng là tài sản quý giá và cần được bảo vệ, do đó VPL cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng. VPL cam kết sẽ sử dụng thông tin của khách hàng một cách cẩn trọng và bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích tư vấn và không tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý của khách hàng.

Khi khách hàng gặp vấn đề pháp lý, VPL sẽ tư vấn cho khách hàng theo các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
  • Bước 2: Phân tích vấn đề pháp lý
  • Bước 3: Tư vấn cho khách hàng
  • Bước 4: Hỗ trợ khách hàng thực hiện các giải pháp pháp lý

VPL sẽ tư vấn cho khách hàng một cách toàn diện và chính xác, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của VPL. VPL sẽ luôn lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra những giải pháp pháp lý phù hợp nhất.

Trong trường hợp VPL không hoàn thành công việc theo thỏa thuận trong Hợp đồng, VPL sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận từ khách hàng, trừ trường hợp khách hàng đơn phương chấm dứt Hợp đồng trái pháp luật

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của VPL, hai bên sẽ ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong đó nêu rõ phạm vi công việc, phí dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên, kết quả công việc và các điều khoản khác theo quy định của pháp luật. 

Kinh nghiệm của VPL khi tư vấn luật hôn nhân gia đình cho khách hàng

Khi làm hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần lưu ý giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp muốn được sử dụng tại Việt Nam cần hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.

Khi không nắm rõ pháp luật hôn nhân gia đình khách hàng có thể gặp những khó khăn như:

  • Khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến hôn nhân gia đình
  • Khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
  • Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hôn nhân gia đình

VPL là một công ty luật chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, trong đó có dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, VPL đã đúc rút được một số kinh nghiệm sau khi tư vấn luật hôn nhân gia đình cho khách hàng:

  • Tư vấn một cách toàn diện, đầy đủ
  • Tư vấn một cách khách quan, trung thực
  • Tư vấn một cách kịp thời, hiệu quả
  • Tư vấn một cách chuyên nghiệp, tận tâm

Dựa trên những kinh nghiệm nêu trên, VPL cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình chất lượng cao, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả.

Để sử dụng dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình, khách hàng cần chuẩn bị một số nội dung sau:

  • Thông tin về khách hàng: Bao gồm tên khách hàng, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, email,…
  • Các vấn đề cần tư vấn: Khách hàng cần nêu rõ các vấn đề cần tư vấn, bao gồm những vấn đề cụ thể, những thắc mắc, những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải.
  • Các tài liệu liên quan: 

* Nếu vụ việc liên quan đến hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con (nếu có), các tài liệu chứng minh tài sản chung, nợ chung của vợ chồng,…

* Nếu vụ việc liên quan đến ly hôn: Đơn xin ly hôn, các tài liệu chứng minh lỗi của vợ hoặc chồng, các tài liệu chứng minh tài sản chung, nợ chung của vợ chồng,…

* Nếu vụ việc liên quan đến nuôi con: các tài liệu chứng minh điều kiện nuôi con của vợ hoặc chồng,…

* Nếu vụ việc liên quan đến cấp dưỡng: các tài liệu chứng minh thu nhập của vợ hoặc chồng,…

* Nếu vụ việc liên quan đến chia tài sản khi ly hôn: các tài liệu chứng minh tài sản chung của vợ chồng,…

Trong trường hợp đương sự dù đã đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Như vậy, nếu không có giấy tờ của chồng (CMND, sổ hộ khẩu,…) Có thể trình bày trong đơn ly hôn và yêu cầu Tòa án yêu cầu bị đơn cung cấp giấy tờ để tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định.