Theo số liệu trên trang Thông tin điện tử công bố Bản án, Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao. Tính từ đầu năm 2020 đến tháng 03 năm 2021 đã có tất cả 150 Bản án, Quyết định về Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp là tranh chấp do bên bán giao chậm hàng, bên bán giao hàng hóa không đúng chủng loại số lượng như đã cam kết trong hợp đồng hai bên kí kết, bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán,… Tuy nhiên, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp nhất là tranh chấp về việc bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán.Các địa phương xảy ra nhiều tranh chấp nhất là Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hải Phòng, Ninh Bình, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ,…

Hiện nay, các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra rất nhiều bởi hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng phổ biến, đặc biệt là khi đất nước bước vào nên kinh tế thị trường, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời, hoạt động thương mại ngày càng phát triển và đa dạng. Do đó, kéo theo các Tranh chấp mua bán hàng hóa ngày càng gia tăng.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

thủ tục thành lập công ty mua bán nợ

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận. Cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng.

Một số tranh chấp điển hình phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá thường xảy ra với các nội dung tranh chấp như sau:

 Mô tả hàng hoá không rõ ràng

Thông thường, bất kì một hợp đồng mua bán hàng hoá nào cũng có thoả thuận về việc mô tả các tính chất, đặc điểm, chất lượng, số lượng, đóng gói bao bì của hàng hoá. Tuy nhiên, nếu việc mô tả và hàng hoá không rõ ràng sẽ dễ dẫn tới tranh chấp.

 Bên bán vi phạm các điều kiện về thời điểm chuyển giao hàng hoá

Các bên còn có thể vi phạm các điều kiện chuyển giao hàng hoá như bên A và bên B thoả thuận hợp đồng mua bán hàng hoá giao vào ngày 07/10/2021, tuy nhiên đến 10/10/2021 B mới giao hàng cho A mà không thông báo trước cho A. Như vậy, bên bán vi phạm điều kiện về thời điểm giao hàng. Đây là một tranh chấp phổ biến trong mua bán hàng hóa. Việc giao chậm có thể có rất nhiều nguyên nhân khách quan xảy ra như sự kiện bất khả kháng, hoàn cảnh thay đổi,…

Các bên vi phạm các thoả thuận về điều kiện giao nhận

Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ không thể thiếu được điều khoản về điều kiện giao nhận hàng. Việc các bên vi phạm các điều kiện giao nhận cũng có thể dẫn đến tranh chấp. Ví dụ: Công ty H và công ty E thỏa thuận về việc khi bên H giao hàng đến, công ty E phải dọn kho để công ty H xếp hàng vào. Tuy nhiên, khi H giao hàng thì E lại không dọn kho để H xếp hàng hóa dẫn đến 2 bên tranh chấp.

Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Đây là nội dung tranh chấp phổ biến trong hợp đồng mua bán mua bán hàng hóa, khi bên mua không tiến hành thanh toán trong thời hạn đã thỏa thuận với bên bán, hoặc thanh toán chậm dẫn đến thiệt hại cho bên bán. Trường hợp này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các bên và thường khó có thể giải quyết bằng thỏa thuận.

 Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại hợp đồng xảy ra khi các bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa tuy nhiên lại không thực hiện các chế tài về phạt vi phạm đã thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến thiệt hại, thậm chí liên đới tới bên thứ ba.

Một số quy định của pháp luật

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm:

 Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Các bên nên mời luật sư có kinh nghiệm tham gia. Với tư cách trung gian, Luật sư phân tích đúng, sai, ưu nhược điểm nếu các bên tiếp tục tranh chấp hoặc khởi kiện. Khi đạt được thỏa thuận, Luật sư sẽ soạn thảo văn bản thỏa thuận chặt chẽ làm căn cứ để các bên tiếp tục thực hiện.

Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tông trọng và thực hiện.

 Tòa án

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết có hiệu lực của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Các phương thức giải quyết tranh chấp Ưu điểm Nhược điểm
Thương lượng – Có thể thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém chi phí, phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các bên tranh chấp;

– Không làm mất sự uy tín và danh tiếng của doanh nhân trên thị trường đồng thời giữ sự bí mật trong hoạt động kinh doanh;

– Không bị ràng buộc pháp lý và có tính chất khuyến khích các bên tự thực hiện.

 

 Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự thiện chí giữa các bên.

– Thường chỉ giải quyết được những tranh chấp không có mâu thuẫn quá lớn.

– Việc thực hiện kết quả thương lượng khó có thể kiểm soát, theo dõi vì không mang tính cưỡng chế, bắt buộc.

 

Hòa giải – Sẽ được hòa giải viên đưa ra lời khuyên, tư vấn giải quyết sao cho phù hợp cho cả hai bên.

– Không bị ràng buộc pháp lý và không bắt buộc phải thi hành.

– Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự thiện chí giữa các bên.

– Tốn kém chi phí và hiệu quả giải quyết tranh chấp không cao.

 

Trọng tài thương mại – Quyết định của trọng tài là chung thẩm.

– Do các bên thỏa thuận lựa chọn một trọng tài dựa trên trình độ, năng lực; sự hiểu biết vững vàng của họ về thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt.

– Hình thức xét xử kín, nhằm đảm bảo thông tin của các bên.

– Hoạt động trọng tài xét xử liên tục do đó tiết kiệm thời gian; chi phí, tiền bạc cho doanh nghiệp; giải quyết bằng trọng tài thể hiện tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo cao.

– Kết quả của cuộc giải quyết phụ thuộc vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp.

– Đa phần doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng hình thức trọng tài.

– Khi có quyết định trọng tài, việc thực thi quyết định lại phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên vì tính cưỡng chế ở đây kém.

– Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp

 

Tòa án – Có trình tự thủ tục nghiêm ngặt, buộc các bên phải thực hiện theo đúng quy định.

– Quyết định giải quyết tranh chấp bắt buộc phải thi hành, nếu một trong các bên không thi hành thì sẽ bị cưỡng chế.

– Quyết định giải quyết tranh chấp được công khai dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của các bên.

 

– Thời gian giải quyết khá lâu và thủ tục thiếu linh hoạt do tuân theo thời hạn mà pháp luật quy định.

Bảng so sánh các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi tranh chấp xảy ra, thương lượng và hòa giải là 2 phương thức giải quyết được ưu tiên hàng đầu. Các bên sẽ không bị gò bó, tiết kiệm về thời gian và chi phí bởi thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, đặc biệt là bảo vệ được uy tín của 2 bên trên thương trường.

Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

 Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Bước 3: Nộp án phí tại Cơ quan thi hành án

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án

Bước 5: Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Bước 6: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.

 Khi xác định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì các bên cần lưu ý xem thỏa thuận Trọng tài có bị vô hiệu không? Nếu thỏa thuận Trọng tài đáp ứng đủ điều kiện thì các Bên có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài. Quy trình giải quyết tại Trọng tài được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Trung tâm trọng tài

Bước 2: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài

Bước 3: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp

Bước 4: Hội đồng trọng tài ra phán quyết

 Thời hiệu khởi kiện:

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

 Chi phí:

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường là có giá ngạch và được áp dụng như sau:

 

Tên án phí Mức án phí
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại có giá ngạch
Từ 06 triệu đồng trở xuống 300.000 đồng
Từ trên 06 – 400 triệu đồng. 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400 – 800 triệu đồng. 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng.
Từ trên 800 triệu đồng – 02 tỷ đồng. 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng.
Từ trên 02 – 04 tỷ đồng. 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng.
Từ trên 04 tỷ đồng. 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.

Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.

Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

  •  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên thế giới hiện nay, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đang là một vấn đề nổi cộm. Các quy định tại Luật Thương mại 2005 và Công ước Viên 1980 đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
  •  Thông thường, các văn bản được áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam bao gồm Công ước Viên 1980 (Việt Nam là thành viên của Công ước này), Bộ các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương (các phiên bản của Incoterm), Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (các phiên bản của UCP) và tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tại Việt Nam và đặc biệt, các án lệ liên quan.
  •  Cần tìm hiểu kỹ càng pháp luật các quốc gia liên quan trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng mà các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần tiến hành để quá trình mua bán diễn ra suôn sẻ.

Một số câu hỏi thường gặp về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

 Nên lựa chọn Tòa án hay Trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa?

Ngày nay, khi xảy ra tranh chấp trong hoạt động thương mại, thông thường các bên sẽ tìm đến con đường giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, bởi các lý do sau:

  •  Thứ nhất, phán quyết của Trọng tài là phán quyết có giá trị chung thẩm, sau khi có phán quyết của Trọng tài các bên sẽ phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện phán quyết mà không có quyền kháng cáo, kháng nghị. Do đó, hạn chế được thời gian cũng như chi phí giải quyết tranh chấp.
  •  Thứ hai, khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức Trọng tài sẽ đảm bảo sự bí mật của vụ tranh chấp, điều này sẽ có lợi cho các bên tranh chấp trong việc bảo vệ danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp.
  •  Thứ ba, thời gian giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài rất nhanh chóng vì không cần phải tuân theo những trình tự, thủ tục tương đối phức tạp như Tòa án. Do vậy, khi lựa chọn hình thức giải quyết này sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp, vì trong kinh doanh “thời gian là tiền bạc”.

 Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký giữa 3 bên có được công nhận không?

Hợp đồng mua bán hàng hoá ba bên bản chất thực ra vẫn là một trong những dạng khác của hợp đồng. Hợp đồng ba bên được hiểu là sự thỏa thuận giữa ba bên tham gia về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

 Trường hợp nào các bên được hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa?

Hủy bỏ hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên thể hiện sự cam kết về việc hủy bỏ hợp đồng mua bán. Giúp các bên thực hiện việc chấm dứt hợp đồng và làm cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh. Khi hợp đồng mua bán lúc trước bị hủy bỏ thì sẽ không còn hiệu lực nữa.

Theo quy định của pháp luật, các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng mua bán bao gồm:

  •  Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng;
  •  Không thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp đồng;
  •  Vi phạm hợp đồng trước thời hạn;
  •  Theo thỏa thuận của các bên.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa. Luật Vạn Phúc với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm là đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Với mỗi vấn đề tranh chấp khác nhau, các Luật sư giải quyết tranh chấp có phương án thu thập chứng cứ có lợi, xây dựng phương án, luận cứ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp khác nhau giúp bảo đảm quyền lợi hợp pháp tốt nhất dựa trên mong muốn của khách hàng. Đồng thời, chúng tôi luôn đưa ra phương án giải quyết tranh chấp theo hướng thỏa thuận trực tiếp giữa các bên dựa trên quy định pháp luật và các chứng cứ hợp pháp, để làm căn cứ sau này dùng tại trọng tài hoặc tòa án (nếu có).

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất.

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc còn tư vấn các thủ tục về: hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, tranh chấp hợp đồng vay tài sản,… nhằm đáp ứng nhu cầu của hách hàng 1 cách tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền trọn gói

Đọc thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

0932350835