Hóa chất là một đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp chất. Nó được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Sản xuất hóa chất là những hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích. Bởi tính đặc thù của hóa chất là vô cùng độc hại nên sản xuất hóa chất là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để có thể hoạt động ở lĩnh vực này, cơ sở kinh doanh cần phải có Giấy phép sản xuất hóa chất do cơ quan có thẩm quyền cấp khi Doanh nghiệp muốn sản xuất hóa chất phải có sự đồng ý thông qua Giấy phép sản xuất hóa chất. Bài viết này của Luật Vạn Phúc sẽ cung cấp cho quý khách hàng những kiến thức pháp luật có liên quan đến thủ tục xin cấp Giấy phép sản xuất hóa chất

thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất hóa chất

Cơ sở pháp lý

  • Luật về Hóa chất (Số 06/2007/QH12);
  • Nghị định Sổ 113/2017/ND-CP hướng dẫn cho việc thực thi một số điều khoản cụ thể về Luật Hóa chất;
  • Thông tư Sổ 32/2017/TT-BCT Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

Giấy phép sản xuất hóa chất là gì?

Giấy phép sản xuất hóa chất được hiểu là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ thể nhất định nhằm cho phép chủ thể đó được sản xuất, tạo ra những hóa chất mà thuộc trong danh mục những hóa chất được phép sản xuất do pháp luật quy định.

Điều kiện để được cấp Giấy phép sản xuất hóa chất

Tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1 Điều 9 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, quy định điều kiện để cấp Giấy phép sản xuất hóa chất như sau:

a) Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật

b) Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;

c) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;

d) Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định này phải được huấn luyện an toàn hóa chất.

Hồ sơ làm Giấy phép sản xuất hóa chất

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Khách hàng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ.

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa.
  • Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;
  • Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;
  • Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT HÓA CHẤT

Trình tự làm Giấy phép sản xuất hóa chất

Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ như Mục 4 nêu trên.

Nộp tại cơ quan có thẩm quyền: Sở Công thương là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Thời gian kiểm tra, giải quyết và trả kết quả: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 03 (ba) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung. Trong thời hạn 12 (mươi hai) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp  lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Phí làm Giấy phép sản xuất hóa chất: Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Thông tư 08/2018/TT-BTC: Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất là 1.200.000 đ/giấy chứng nhận.

Tuy pháp luật đã quy định rõ ràng thủ tục xin cấp Giấy phép sản xuất hóa chất nhưng trên thực tế các bước để xin được Giấy phép sản xuất hóa chất rất rườm rà, phức tạp, phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ liên quan. Có nhiều nhà doanh nghiệp đã mất rất nhiều thời gian và công sức để xin cấp Giấy phép sản xuất hóa chất. Vì vậy, nếu trong quá trình tìm hiểu, Quý khách hàng chưa nắm rõ, cần luật sư tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin cấp Giấy phép sản xuất hóa chất, Công ty TNHH tư vấn Vạn Phúc Luật rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách.

Đọc thêm:

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hóa chất

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất

0932350835