Về nguyên tắc, cá nhân có quyền lập di chúc để thể hiện ý định, mong muốn tài sản của mình được định đoạt như thế nào sau khi qua đời. Di chúc là cơ sở thể hiện ý chí của một người trước khi ra đi và pháp luật thường rất coi trọng những gì thể hiện trong di chúc ấy.Tuy nhiên, không phải lúc nào di chúc cũng được tuân thủ và làm theo. Pháp luật dân sự nói chung và thừa kế nói riêng đã có những quy định rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế trong trường hợp di chúc không bảo vệ quyền lợi cho họ, hoặc di chúc không hợp pháp hay vì lí do khác mà luật quy định…Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc.

Cơ sở pháp lý

Chương XXII Bộ luật dân sự (BLDS) 2015.

Tranh chấp thừa kế theo di chúc là gì

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

  • BLDS 2015 tuy chỉ nêu ra khái niệm thế nào là di chúc, nhưng từ khái niệm đó, ta cũng có thể rút ra được: Thừa kế theo di chúc là việc thừa kế dựa trên ý chí của cá nhân người mất nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, được thể hiện thông qua di chúc. giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc.c là những mâu thuẫn, bất đồng trong việc thừa kế theo di chúc mà người để lại trước khi chết.

Các dạng tranh chấp thừa kế theo di chúc

Tranh chấp về thừa kế theo di chúc thường bao gồm nhiều loại tranh chấp khác nhau như:

  • Tranh chấp về hình thức và nội dung của di chúc
  • Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế
  • Tranh chấp về xác nhận ai là người có quyền thừa kế
  • Tranh chấp về buộc người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi phí phát sinh…

Một số quy định về tranh chấp thừa kế theo di chúc

Điều kiện để di chúc hợp pháp

Di chúc được xem là hợp pháp khi di chúc đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Đây là trường hợp thông thường, còn đối với những trường hợp đặc biệt như di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế theo di chúc là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 BLDS 2015. Vì thế, sau khi người để lại di sản mất thì những người được chỉ định trong di chúc có quyền mở thừa kế và phân chia tài sản theo di chúc ấy.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Trong những trường hợp nhất định, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người thân trong gia đình người mất, pháp luật đã quy định vấn đề thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

Thứ nhất, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Thứ hai, con thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Chủ thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Tranh chấp thừa kế theo di chúc cần có đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan. Và các hồ sơ này phải được chuẩn bị đầy đủ, điều này sẽ làm hạn chế được thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ dẫn đến Tòa án chậm tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện và những hồ sơ có liên quan đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc bằng những con đường sau:

  • Trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Hoặc gửi bằng hình thức trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
  • Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả
  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện và đáp ứng đủ các điều kiện thụ lý, Tòa án sẽ xem xét và tiến hành thụ lý vụ án. Chuyển sang giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử.
  • Tòa án sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Ngoài ra, nếu có đơn kháng cáo, kháng nghị thì sẽ giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Và còn có thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản sẽ do Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, là Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Cụ thể:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền trong trường hợp: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế. Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền trong trường hợp: Giải quyết các tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; Giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

Trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, quy định về thời hiệu khởi kiện luôn là vấn đề quan trọng. Đương sự cần phải nắm rõ được thời hiệu khởi kiện thì mới có thể bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất. Trong thừa kế theo di chúc cũng vậy, tùy thuộc vào yêu cầu khởi kiện là gì mà thời hiệu khởi kiện cũng được quy định khác nhau. Cụ thể:

  • Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với  động sản, kể thừ thời hiệu mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời điểm yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế
  • Chi phí giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

Khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc thì đương sự phải nộp án phí, lệ phí. Mức án phí, lệ phí được xác định theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể mà mức án phí sẽ khác nhau được xác định theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

  • Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
  • Lưu ý: Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS 2015.
  • Lưu ý: Đối với di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Một số câu hỏi thường gặp

Nếu di chúc có nội dung không rõ ràng thì phải được giải thích như thế nào ?

Trả lời: Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

Di chúc bị thất lạc, bị hư hại thì tôi phải làm sao?

Trả lời: Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.

Di chúc đã lập thì người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung di chúc hay không?

Trả lời: Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

Ai có thể là người làm chứng cho việc lập di chúc?

Trả lời: Bất kì ai cũng có thể làm chứng cho việc lập di chúc, tuy nhiên, pháp luật quy định những người sau đây không được làm chứng cho việc lập di chúc:

Thứ nhất: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Thứ hai: Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Thứ ba: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Luật Vạn Phúc là nơi uy tín và có kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đặc biệt là thừa kế theo di chúc. Luật Vạn Phúc cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng những trải nghiệm hài lòng nhất bằng sự tâm huyết và tận tâm của chúng tôi. Với thời hạn và chi phí khi sử dụng dịch vụ sẽ theo đúng thỏa thuận ban đầu, không phát sinh thêm bất kì chi phí nào. Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng để quý khách hiểu rõ bản chất của vấn đề, hiểu rõ thủ tục, quy trình theo quy định của pháp luật để bảo vệ tối ưu nhất quyền lới của quý khách.

Trên đây là bài viết Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc của Luật Vạn Phúc.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế, di chúc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Đọc thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế, di chúc

Đọc thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật mới nhất

0932350835