Để hiểu về mục đích và ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai thì bài viết dưới đây Luật Vạn Phúc sẽ làm rõ các nội dung liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
>>> Xem thêm: Văn phòng luật sư tại Bình Phước tư vấn hòa giải tranh chấp đất đai uy tín
1. Thế nào là hòa giải tranh chấp đất đai?
Tranh chấp đất đai hiện nay xảy ra rất phổ biến và phức tạp, một trong những biện pháp giải quyết tối ưu để hạn chế các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án đó chính là hòa giải tại các Ủy ban nhân dân, xã, phường, thị trấn.
Vậy, hòa giải nghĩa là tự chấm dứt các tranh chấp hay xích mích giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hay qua sự trung gian bằng một người khác. Là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết vấn đề của mình một cách ổn thỏa.
Hòa giải thường được tiến hành sau khi các bên tranh chấp thương lượng không đạt hiệu quả. Hòa giải thành công thì sẽ giữ được đoàn kết giữa các bên cũng như tránh được việc kiện tụng kéo dài và tốn kém.
Qua những căn cứ về quan niệm trên về hòa giải, ta có thể hiểu khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai như sau: Hòa giải tranh chấp đất đai là tự chấm dứt các mâu thuẫn, tranh chấp trong khi sử dụng đất giữa các bên với nhau bằng sự thương lượng hoặc qua sự trung gian bằng một người khác.
2. Ưu điểm của hòa giải tranh chấp đất đai.
Một số ưu điểm nổi bật của hòa giải tranh chấp đất đai là:
- Tạo được tính thân mật:
Không như trong hoạt động xét xử tại Tòa án luôn có nghi lễ trang trọng, tính thứ bậc. Thì trong hòa giải, các bên cảm nhận được sự thân mật trong không gian, môi trường, hay ngôn ngữ được sử dụng và thời gian tham dự. Qua đó, làm cho quá trình hòa giải trở nên thân mật gần gũi hơn, cũng như không tạo ra sự lo lắng hay căng thẳng giữa các bên.
- Linh hoạt về thủ tục:
Vì hòa giải có thể được tiến hành trong nhiều môi trường và thời gian khác nhau nên thủ tục có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Nếu như trong tố tụng, thủ tục hay chứng cứ phải được đảm bảo độ chính xác và tin cậy thì trong hòa giải thường không có quy định nào. Cho nên, cũng có những giới hạn đối với tính linh hoạt khi hòa giải, vẫn phải tạo được tính tổ chức và các bên phải có sự thống nhất cao trong các giai đoạn.
- Sự tham gia của các bên khi vào quá trình hòa giải:
Các bên tranh chấp có thể đàm phán trao đổi về các giải pháp khi tham gia vào quá trình hòa giải. Điều này đem lại cơ hội cho các bên để trình bày giải thích và có thể đưa ra lời xin lỗi với nhau. Như vậy, đề cao được tinh thần trách nhiệm và các bên dễ dàng ủng hộ kết quả hơn.
- Đặt vị trí trung tâm là con người:
Không tập trung vào hành vi hay tình tiết vụ việc mà hòa giải tập trung vào con người. Hòa giải sẽ giải quyết dựa vào lợi ích hay nhu cầu,mong muốn của các bên tham gia.
- Duy trì được mối quan hệ:
Điều này tạo được tính nhân văn khi hòa giải còn đặt trọng tâm là duy trì các mối quan hệ. Các bên có thể thể hiện sự tình cảm, sự quan tâm để được duy trì các mối hệ trong tương lai được tiếp tục lâu dài.
- Tạo lập quy chuẩn:
Các bên tham gia được tự do mà không áp dụng các quy tắc vốn có tính ràng buộc tại các Tòa án. Các bên có thể thỏa thuận và nhất trí về kết quả mà có thể sẽ khác với kết luận của Tòa án. Tuy nhiên thì các quyết định vẫn phải phù hợp, hợp pháp và không được trái với quy định trong pháp luật.
- Tạo được sự kín đáo và bảo mật:
Phiên họp hòa giải được tổ chức kín đáo, cũng như không công khai nội dung được trao đổi. Người bên ngoài chỉ có thể biết được nội dung thủ tục nếu như được các bên đồng ý. Như vậy cuộc đàm phán sẽ cởi mở và thẳng thắn hơn.
3. Thực trạng và giải pháp hòa giải tranh chấp đất đai.
Phương thức hòa giải đã được sử dụng ở Việt Nam song phạm vi và hiệu quả vẫn ở mức hạn chế. Ví dụ như theo như khoản 1 Điều 135 Luật Đất đai năm 2013 “ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải”, nhưng điều này lại không nói rõ cụ thể các bên tranh chấp tự hòa giải bằng những hình thức hay phương thức cụ thể nào.
Tuy hòa giải được pháp luật quy định thành một nguyên tắc được coi là phương thức có hiệu quả nhưng Việt Nam vẫn thiếu sót về sự nghiên cứu một cách có hệ thống để làm rõ vấn đề về hòa giải hơn. Luật đất đai vẫn chưa quy định được một cách cụ thể về vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai trong tố tụng ,nên công tác hòa giải tranh chấp đất đai chưa thực sự đạt được hiệu quả mong muốn.
4. Mục đích, ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai.
Mục đích của việc hòa giải tranh chấp đất đai là giúp cho các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp. Qua đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội và thể hiện được vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.
Hòa giải tranh chấp đất đai không những là một biện pháp rất linh hoạt mềm dẻo mà còn hiệu quả, giúp cho các bên tranh chấp có một giải pháp thống nhất để tháo gỡ ra những mâu thuẫn bất đồng về tranh chấp đất đai trên cơ sở tự thỏa thuận.
Hòa giải tranh chấp đất đai có một tầm rất quan trọng đặc biệt, nếu như hòa giải thành công thì có nghĩa là tranh chấp đất đai sẽ kết thúc. Tạo được sự thống nhất giữa các bên, và hạn chế được sự tốn kém phiền hà, cũng như giảm bớt được công việc với Tòa án, duy trì được các mối quan hệ, đoàn kết trong nội bộ, phù hợp với đạo lý của dân tộc tương thân, tương ái. Hòa giải giúp cho các đương sự hiểu biết hơn và thông cảm cho nhau, giảm bớt các mâu thuẫn ,nhằm ngăn chặn tội phạm từ bất đồng tranh chấp đất đai phát sinh. Vì vậy, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định hòa giải là thủ tục đầu tiên trong quá trình tranh chấp đất đai.
Hòa giải còn mang ý nghĩa đối với trật tự xã hội, nếu như hòa giải tranh chấp không thành thì cũng giúp cho các bên nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình, giảm bớt được những mâu thuẫn. Vì vậy, hòa giải tranh chấp đất đai còn giữ được trật tự an ninh, công bằng xã hội. Làm cho quan hệ xã hội không bằng mệnh lệnh mà được thuyết phục và cảm thông. Mặt khác, hòa giải cũng góp phần tăng cường được ý thức pháp luật trong nhân dân.
5. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Vạn Phúc.
Tranh chấp đất đai đang có xu hướng ngày càng gia tăng rất phức tạp, tạo nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Vì vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những biện pháp hiệu quả mang ý nghĩa rất lớn đối với xã hội.
Với đội ngũ nhiều luật sư giỏi và hơn 10 năm kinh nghiệm, Luật Vạn Phúc sẽ tư vấn giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc các vấn đề liên quan đến đất đai.
Vui lòng gọi qua hotline 0932 350 835 hoặc truy cập qua website https://vanphuclawfirm.com/
Chúng tôi cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Luật Vạn Phúc tự tin với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của mình sẽ đem lại cho quý khách những dịch vụ pháp lý tối ưu nhất.
>> Xem ngay Lý do Văn phòng tư vấn luật đất đai Vạn Phúc luôn được khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng và sử dụng dịch vụ đến vậy
>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng luật sư ở Bình Dương uy tín