Tranh chấp đất đai không có di chúc của ông bà để lại thì được xử lý như thế nào? Luật Vạn Phúc sẽ giải đáp mọi vướng mắc của bạn trong bài viết dưới đây.

1. Luật thừa kế khi không có di chúc

Bộ luật dân sự 2015 cho biết khi một người mất đi mà không để lại di chúc thì việc phân chia di sản sẽ do các quy định của pháp luật giải quyết.

Trường hợp người đã mất không lập di chúc, có lập di chúc nhưng đã hủy, hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc, hay có lập di chúc nhưng để thất lạc, di chúc bị hư hại hoàn toàn không thể chứng minh được. Hoặc có bản di chúc nhưng mang ngôn từ khó hiểu khiến cho những người thừa kế không đồng nhất về kết quả. Tất cả trường hợp trên đều được coi là không có di chúc, thì việc phân chia di sản cho những người thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật theo điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.

Trong đó, đất đai cùng các tài sản khác được phân chia theo thứ tự cho hàng thừa kế thứ nhất. Nếu như hàng thừa kế thứ nhất không có ai ( do đã mất hoặc từ chối nhận tài sản hay không được hưởng quyền thừa kế ), thì tài sản sẽ được cho hàng thừa kế thứ hai. Nếu hàng thừa kế thứ hai cũng không còn ai thì sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ ba.

Cũng trong khoản 2 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015, thì những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng di sản bằng nhau, có nghĩa là đất đai sẽ được chia đều.

Tuy nhiên theo mỗi tỉnh, thành phố sẽ có quy định riêng về diện tích tách thừa tối thiểu, nếu như phần đất được chia nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì những người thừa kế phải chia lại áp dụng nguyên tắc thỏa thuận để ai nhận phần đất này, ai sẽ nhận tiền từ những người còn lại.

2.Thủ tục chia thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc

Luật công chứng đã quy định cụ thể về việc phân chia di sản, những người thừa kế có thể nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: trong đó những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng, và có thể tặng một phần di sản cho người thừa kế khác.

Văn bản khai nhận di sản thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; giấy chứng tử hoặc các giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã mất; giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người yêu cầu công chứng; các giấy tờ nhân thân ví dụ như chứng minh nhân dân. sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,… của người thừa kế; các giấy tờ về tài sản như giấy nhận quyền sử dụng đất…

Bước 2: Niêm yết công khai

Được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Gồm có các nội dung như họ, tên, quan hệ giữa người để lại di sản và người nhận thừa kế, …
Thời gian niêm yết công khai là 15 ngày.

Bước 3: Ký công chứng và trả lại kết quả

Sau khi đã được nhận kết quả niêm yết thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong đó, công chứng viên sẽ kiểm tra, đối chiếu lại các giấy tờ trước khi ký xác nhận.

3. Xác định hàng thừa kế.

Tranh chấp đất đai mà không có di chúc của ông bà để lại thì hàng thừa kế được coi là nội dung quan trọng trong thừa kế và phải được xác định chính xác để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Bộ luật dân sự 2005 Điều 651 đã nêu rõ quy định có 3 hàng thừa kế, trong đó bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất;
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người mất; cháu ruột của người mất mà người mất là ông nội, bà nội, bà ngoại, ông ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người mất; cháu ruột của người mất mà người mất là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người mất mà người mất là cụ nội, cụ ngoại;

Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất quan hệ vợ, chồng nếu vào thời điểm một bên chết mà vẫn đang tồn tại hôn nhân, thì có những trường hợp sau:
Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà một người chết thì người còn lại còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
Trường hợp vợ, chồng đã xin ly hôn mà vẫn chưa được Tòa án quyết định, mà một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.

4. Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp không có di chúc thì được hưởng thừa kế bằng cách xác định theo thứ tự hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người thừa kế phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định Điều 188 Luật Đất đai năm 2013. Bao gồm:
. Đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đất đã đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
. Đất không có tranh chấp.
. Đất đai thừa kế trong thời hạn sử dụng đất.
. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

5. Thừa kế đất đai có nguồn gốc ông bà nhưng không có di chúc được giải quyết như thế nào?

Khi chia di sản hay đất theo pháp luật, những người thừa kế phải có văn bản thỏa thuận về vị trí và diện tích đất của mình. Trường hợp người được thừa kế muốn tặng lại tài sản thì phải làm hợp đồng tặng cho sau khi đã được nhận di sản của mình.

Trường hợp các người thừa kế không đồng thuận với nhau về việc phân chia di sản, thì các người thừa kế có thể nhờ UBND xã, phường tại địa phương phân chia, sau đó tất cả đều kí xác nhận vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đó.

6. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không có di chúc.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không có di chúc tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường.

Tuy nhiên, theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 có một có lưu ý như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về tài sản gắn liền với đất tại Điều 100 của luật này thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hay không có một giấy tờ thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện/ cấp tỉnh; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7. Dịch vụ tư vấn Luật Đất đai Vạn Phúc.

Bài viết trên đây là những nội dung về vấn đề tranh chấp đất đai không có di chúc của ông bà để lại. Vấn đề chia thừa kế thường xuyên xuất hiện trong đời sống và là việc tất yếu xảy ra khi một người mất để lại di sản.

Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp không có di chúc có rất nhiều người không biết xử lý như thế nào ,thì hãy đến với dịch vụ tư vấn Luật Đất đai Vạn phúc qua hotline 0932 350 835 hoặc truy cập qua website https://vanphuclawfirm.com/ để được tư vấn và hỗ trợ.

Công ty Luật Vạn Phúc là hãng luật hàng đầu Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ luật sư giỏi, tận tâm, chúng tôi được nhiều khách hàng biết đến là hãng luật uy tín.

Chúng tôi cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai không có di chúc của ông bà để lại.

Ngoài ra, Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua các chi nhánh Văn phòng luật sư Bình Phước, Văn phòng luật sư Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Hà Nội, TPHCM,…

>>> Xem ngay: Dịch vụ tư vấn – giải quyết tranh chấp đất đai của công ty Luật Vạn Phúc TẠI ĐÂY

>>> Xem ngay: Số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến tranh chấp

0932350835