Theo quy định của pháp luật, Tòa án là chủ thể được quyền tuyên bố một người đã chết vì đây là một trong những yêu cầu dân sự. Tuy nhiên, việc tuyên bố chết là tiền đề làm thay đổi, chất dứt các quan hệ pháp luật về chủ thể, nhân thân, tài sản của người đó. Vậy, thủ tục tuyên bố một người đã chết được thực hiện như thế nào? Các vướng mắc trong việc giải quyết quan hệ pháp luật dân sự phát sinh? Luật Vạn Phúc mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

thủ tục tuyên bố một người đã chết

Tuyên bố một người đã chết là gì? ý nghĩa của việc tuyên bố một người đã chết?

Tuyên bố một người đã chết được hiểu là quyết định của Tòa án dựa trên các căn cứ pháp luật để xác định ngày chết của người đó và các hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết.

Ý nghĩa của thủ tục tuyên bố một người đã chết sẽ chấm dứt tư cách chủ thể của người đó đối với mọi quan hệ pháp luật. Đồng thời, tài sản của người tuyên bố chết được giải quyết theo pháp luật về thừa kế.

So sánh tuyên bố mất tích và tuyên bố chết

Việc so sánh tuyên bố mất tích và tuyên bố chết sẽ giúp bạn đọc không hiểu sai về hai yêu cầu dân sự đọc lập này.

  • Đối với tuyên bố mất tích:

– Là quyết định của Tòa án theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan đã thực hiện các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng biệt tích 02 năm liền trở lên, không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

– Đồng thời, tạm dừng tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích nhưng không làm chấm dứt tư cách chủ thể của người đó.

  • Tài sản người bị tuyên bố mất tích sẽ được chuyển sang quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích;
  • Trường hợp vợ, chồng của người bị mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án cho phép họ ly hôn mà không cần xét đến các yếu tố khác.
  • Đối với tuyên bố chết:

– Là sự thừa nhận của Tòa án về cái chết khi một người đã biệt tích trong thời hạn theo luật định trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.

– Chấm dứt tư cách chủ thể của người chết đối với mọi quan hệ pháp luật và tài sản của người tuyên bố chết được giải quyết theo pháp luật về thừa kế.

Quy định về tuyên bố một người đã chết

Trước khi thực hiện thủ tục tuyên bố một người đã chết cần tìm hiểu rõ các quy định về:

  • Điều kiện tuyên bố một người đã chết

Người có quyền, lợi liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết khi đáp ứng đủ điều kiện tại 1 trong 04 trường hợp sau:

– Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

– Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định về điều kiện tuyên bố mất tích.

  • Hậu quả pháp lý khi tuyên bố một người đã chết

Khi thủ tục tuyên bố một người đã chết được Tòa án công nhận thì:

– Tư cách chủ thể: Chấm dứt tư cách chủ thể của người chết đối với mọi quan hệ pháp luật mà người đó tham gia với tư cách chủ thể.

– Quan hệ nhân thân: Người tuyên bố đã chết không hẳn đã chết thật; tuy nhiên, với quyết định tuyên bố là đã chết thì người này chính thức bị suy đoán là đã chết. Vì vậy, quan hệ hôn nhân của người này (nếu có) sẽ chấm dứt từ ngày bị coi là đã chết.

– Quan hệ tài sản: Ngày chết của người này sẽ do Tòa án xác định dựa trên đặc điểm của từng vụ. Vì vậy, thừa kế di sản của người này được mở từ ngày Tòa án xác định và việc chuyển giao di sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

  • Hồ sơ tuyên bố một người đã chết

Chuẩn bị hồ sơ là một trong những thủ tục tuyên bố một người đã chết quan trọng, việc chuẩn bị không đầy đủ giấy tờ hoặc hồ sơ không hợp lệ sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí đối với người thực hiện yêu cầu. Để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người đã chết, người yêu cầu cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ dưới đây:

– Đơn yêu cầu tuyên bố chết.

– Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ và người được yêu cầu tuyên bố là đã chết;

– Các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc trường hợp theo quy định pháp luật.

thu-tuc-tuyen-bo-nguoi-da-chet

Đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết

Đơn yêu cầu tuyên bố chết được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP về một số biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự, quý khách hàng có thể tham khảo hoặc tải mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết tại đây.

Quy trình tuyên bố một người đã chết

Quy trình thực hiện thủ tục tuyên bố một người đã chết được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị và nộp hồ sơ hợp lệ tại cơ quan có thẩm quyền

Quý khách hàng khi thực hiện thủ tục tuyên bố một người đã chết cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đã đề cập ở mục 4.3 bài viết này để nộp tại cơ quan có thẩm quyền yêu cầu yêu cầu tuyên bố một người đã chết.

  • Thông báo tìm kiếm bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.

Khi đã thực hiện nộp đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ, chứng cứ cần thiết đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Tòa án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố đã chết là 04 tháng, được tính từ ngày đăng và phát thông báo đầu tiên.

  • Ra quyết định tuyên bố một người đã chết

Nếu sau thời gian ra thông báo tìm kiếm mà không có bất kì một thông tin nào của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố cá nhân đó là đã chết và xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người đã chết theo quy định pháp luật.

  • Thời hạn tuyên bố một người đã chết

Thời hạn tuyên bố đã chết được thực hiện thủ tục tuyên bố một người đã chết trong vòng 05 tháng trong đó:

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố đã chết là 04 tháng, được tính từ ngày đăng và phát thông báo đầu tiên.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết.

– Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

  • Chi phí tuyên bố một người đã chết

Lệ phí sơ thẩm giải quyết thủ tục tuyên bố một người đã chết là 300.000 đồng.

  • Thẩm quyền tuyên bố một người đã chết

Thẩm quyền tuyên bố một người đã chết thuộc về Tòa án. Vì vậy, người yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người đã chết đến Tòa án có thẩm quyền.

thu-tuc-tuyen-bo-nguoi-da-chet

Một số câu hỏi thường gặp

Mất tích bao lâu thì tuyên bố chết?

Tòa án tuyên bố một người là đã chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan với thời gian mất tích thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Sau 03 năm từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Sau 05 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Sau 02 năm kể từ ngày tai nạn, thảm họa, thiên tai chấm dứt mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định về điều kiện tuyên bố mất tích.

Người bị tuyên bố đã chết trở về?

Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì:

– Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ công nhận người đó là đã chết.

– Quan hệ nhân thân của người trở về sẽ được khôi phục, trừ trường hợp:

  • Vợ, chồng của người bị Tòa án tuyên bố chết cho ly hôn thì hiệu lực ly hôn vẫn còn hiệu lực pháp luât.
  • Vợ, chồng của người bị Tòa án tuyên bố chết đã kết hôn thì hiệu lực kết hôn vẫn có hiệu lực.

– Có quyền yêu cầu những người nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện có.

Sau khi tìm hiểu về thủ tục tuyên bố một người đã chết mà quý khách hàng vẫn còn thắc mắc hay khó khăn trong quá trình nghiên cứu có thể liên hệ cho Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ giải đáp. Mọi yêu cầu cũng như thắc mắc của quý khách hàng về thủ tục tuyên bố một người đã chết sẽ được đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý của Luật Vạn Phúc tư vấn để có thể đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Đọc thêm:

Dịch vụ làm hồ sơ tuyên bố một người đã chết trọn gói

Dịch vụ làm hồ sơ, thủ tục tuyên bố mất tích uy tín giá rẻ

0932350835