Khi đi vay nước ngoài, theo quy định bên đi vay phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài với Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thay đổi theo quy định sẽ phải có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Vậy đó là những trường hợp nào? Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài ra sao? Mời bạn đọc cùng Vạn Phúc Luật theo dõi bài viết dưới đây:

Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài ở đâu?

Đăng ký khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước là thủ tục hành chính của doanh nghiệp đối với các khoản vay sau:

  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
  • Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

thu-tuc-dang-ky-khoan-vay-nuoc-ngoai-1

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài

Trừ các khoản vay phát sinh từ Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài thông thường gồm các tài liệu cụ thể như sau:

  • Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài (mẫu Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
  • Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay;
  • Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay;
  • Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) Hợp đồng vay vốn nước ngoài hoặc thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung;
  • Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp khoản vay được bảo lãnh;
  • Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Bên đi vay là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Báo cáo khoản vay nước ngoài về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản (trong một số trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
  • Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam;
  • Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

thu-tuc-dang-ky-khoan-vay-nuoc-ngoai-2

Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài dài hạn

Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài dài hạn bao gồm hai bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài

  • Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh trên Trang điện tử để nhận mã số Khoản vay, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
  • Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh theo Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN.

Bước 2: Gửi hồ sơ

  • Nộp hồ sơ
  • Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký Khoản vay theo quy định tại Thông tư này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư 03/2016/TT-NHNN;
  • Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
  • Thời hạn đăng ký khoản vay nước ngoài
  • Bên đi vay phải gửi hồ sơ trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ:

a) Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc ngày ký văn bản bảo lãnh trong trường hợp Khoản vay có bảo lãnh hoặc ngày ký thỏa thuận rút vốn bằng văn bản trong trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn;

b) Ngày ký thỏa thuận gia hạn Khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với Khoản vay tự vay tự trả quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN;

c) Ngày tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với Khoản vay tự vay tự trả quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN.

Bước 3: Xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về đăng ký khoản vay nước ngoài hoặc từ chối

Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài trong thời hạn:

  • 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
  • 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống; hoặc
  • 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay đối với trường hợp Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định pháp luật hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;

Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý: Đối với các Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài, không thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài đồng thời là thủ tục đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận Khoản vay; văn bản xác nhận đăng ký Khoản vay đồng thời là văn bản chấp thuận Khoản vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

thu-tuc-dang-ky-khoan-vay-nuoc-ngoai-3

Khoản vay nước ngoài ngắn hạn có phải đăng ký không?

Khoản vay nước ngoài ngắn hạn không bắt buộc phải đăng ký, trừ trường hợp sau:

  • Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Thủ tục gia hạn khoản vay nước ngoài

Khi khoản vay được gia hạn thời hạn vay, bên đi vay tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài. Thủ tục gia hạn khoản vay nước ngoài được thực hiện như sau:

Hồ sơ gia hạn khoản vay nước ngoài

Đơn đăng ký thay đổi khoản vay theo mẫu.

  • Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi khoản vay đã ký (có xác nhận của Bên đi vay).
  • Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh về nội dung thay đổi Khoản vay đối với trường hợp Khoản vay của Bên đi vay được bảo lãnh.
  • Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài của Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay hoặc kéo dài thời hạn vay.
  • Đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay cần có Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay.

Quy trình gia hạn đối với khoản vay nước ngoài

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo danh mục;

Bước 2. Gửi hồ sơ đến Ngân hàng nhà nước:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm diễn ra nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với Thỏa thuận vay nước ngoài), Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng nhà nước.

Bước 3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối

Sau khi thẩm định hồ sơ Ngân hàng nhà nước xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay trong thời hạn quy định hoặc từ chối cần nêu rõ lý do.

Xử phạt khi không thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài?

Theo tại điểm g khoản 3 Điều 23 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ quy định về việc mức phạt không thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với: thủ tục chấp nhận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư; việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
  • Như vậy, đối với cá nhân thì mức phạt không đăng ký khoản vay nước ngoài nước ngoài là 20 triệu đến 30 triệu đồng.
  • Đối với tổ chức mức phạt không thực hiện không thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức không đăng ký khoản vay nước ngoài sẽ là 40 triệu đến 60 triệu đồng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài.

thu-tuc-dang-ky-khoan-vay-nuoc-ngoai-4

Đăng ký mới, gia hạn khoản vay nước ngoài là một trong số thủ tục thực hiện tương đối phức tạp, phải trải qua nhiều bước, hồ sơ cần chuẩn bị nhiều đầu mục tài liệu liên quan. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục quý khách hàng còn vướng mắc, cần sự tư vấn của luật sư để tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài, với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm Công ty TNHH tư vấn Vạn Phúc Luật chắc chắn sẽ hỗ trợ quý khách hàng hoàn thành công việc. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đọc thêm

Hướng dẫn chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp

Hướng mở tài khoản vốn vay và trả nợ nước ngoài sửa

0932350835