Dịch vụ việc làm được hiểu là hoạt động dịch vụ kết nối của một hay nhiều tổ chức có chức năng cung cấp, giới thiệu việc làm nhằm tạo ra một sản phẩm dịch vụ là việc làm, theo đó bên cung cấp dịch vụ thực hiện các hoạt động tuyển chọn, đào tạo lao động theo nhu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn của khách hàng là người sử dụng dịch vụ. Theo quy định tại Điều 36 Luật việc làm năm 2013 thì dịch vụ việc làm bao gồm: Tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động. Các tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm: Trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Các tổ chức dịch vụ việc làm cần phải có Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm thì mới có thể đi vào hoạt động. Vậy, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được diễn ra như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây với nội dung Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

Cơ sở pháp lý

Pháp luật về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được quy định tại 02 (hai) văn bản pháp luật chính là:

  • Luật việc làm năm 2013 của Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2013
  • Nghị định số 23/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết khoản 3 Điều 37
  • Luật việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là gì?

Pháp luật hiện hành không nêu ra định nghĩa về Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, nhưng có thể hiểu rằng: Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là một loại giấy tờ bắt buộc của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền được quy định tại Nghị định số 23/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm các nội dung chính như: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm; Thời hạn hiệu lực của giấy phép;…

Mẫu số 01/PLII

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
CÓ THẨM QUYỀN(1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày … tháng … năm ..……

GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM

Mã số giấy phép:…(2)../20..(3)…
Cấp lần đầu: ngày… tháng… năm…(4)
Thay đổi lần thứ: ………, ngày…. tháng… năm…
(……………(5)………….)

  1. Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt:..(6) ………………………………………………………………..

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):..(7) ………………………………………..

  1. Mã số doanh nghiệp:…(8)…………………………………………………………………………………
  2. Địa chỉ trụ sởchính:………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………… Email: …………………….. Website ………………………………………….

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm

Họ và tên: ……………………. Giới tính: ………………… Sinh ngày: ……………………………………

Chức danh: ………………………………………….(9) …………………………………………………………..

Số giấy chứng thực cá nhân: …………………………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………………………………….Nơi cấp: …………………………………………………..

  1. Thời hạn hiệu lực của giấy phép

Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký và có thời hạn là…. tháng(10)./.

Nơi nhận:
– …..;
– …..
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

(2) Số thứ tự giấy phép.

(3) Năm ban hành.

(4) Ngày, tháng, năm của giấy phép được cấp lần đầu, trường hợp giấy phép đã được cấp theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ thì viết ngày, tháng, năm của giấy phép đã được cấp.

(5) Ghi: Gia hạn hoặc cấp lại.

(6) Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(7) Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(8) Mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(9) Chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm.

(10) Trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm mà thời hạn cấp lại có ngày lẻ không trọn tháng thì ghi rõ số tháng, số ngày.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Việc làm năm 2013 thì dịch vụ việc làm bao gồm các hoạt động: Tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động. Theo đó, công việc giới thiệu việc làm là một trong những hoạt động dịch vụ việc làm. Pháp luật về việc làm chỉ quy định về Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, không quy định riêng Giấy phép giới thiệu việc làm. Vậy có thể hiểu, Giấy phép giới thiệu việc làm chính là Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

 Một doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm cần phải có đầy đủ các điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được quy định tại Điều 14 Nghị định số 23/2021/NĐ-CP, bao gồm:

 (i) Doanh nghiệp có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm trở lên;

 (ii) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng);

(iii) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:

  •  Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  • Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
  • Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Hồ sơ xin Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

 Để xin Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

(i) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP;

(ii) 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm

(iii) Giấy chứng nhận tiền ký quyền hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP;

(iv) Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP;

 (v) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

(vi) 01 bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu bằng cấp chuyên môn hoặc một trong các văn bản chứng minh tham gia trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. (Điều 17 Nghị định số 23/2021/NĐ-CP).

Trình tự làm Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần trải qua các bước mà pháp luật đã quy định, cụ thể như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu xin Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo như mục 4 đã nêu

Bước 2: Doanh nghiệp gửi 01 (một) bộ hồ sơ này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm;

Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra đủ giấy tờ quy định thì cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;

Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Về vấn đề phí làm thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại cơ quan nhà nước chưa có quy định về một mức chi phí nhất định cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, Công ty Luật Vạn Phúc đang hỗ trợ cho Qúy khách hàng sử dụng dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm với mức giá hợp lý và phù hợp nhất trên thị trường. Đến với Luật Vạn Phúc, Qúy khách hàng sẽ được đảm bảo về giá cả cũng như chất lượng phục vụ.

Hiện nay, vấn đề khan hiếm người lao động đang diễn ra phổ biến tại các tỉnh, thành phố lớn, trong đó có Hồ Chí Minh và Bình Dương. Người sử dụng lao động thường tìm đến các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm để tìm kiếm người lao động. Chính vì điều này đã làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ việc làm. Bài viết trên của Công ty Luật Vạn Phúc đã cung cấp cho Qúy khách hàng về những hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Để thuận tiện hơn về vấn đề hồ sơ và thời gian cấp Giấy phép một cách nhanh chóng và chính xác, đội ngũ Luật sư tại Công ty Luật Vạn Phúc còn hỗ trợ Quý khách hàng thông qua Dịch vụ cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi nhất.

  Đọc thêm:

Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh karaoke

Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn

0932350835