Không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bị phạt như thế nào? Làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Là những điều mà các hộ kinh doanh, buôn bán thực phẩm, kinh doanh nhà hàng, cơ sở sơ chế…. cần nắm rõ vì năm 2020 là giai đoạn Cục vệ sinh an toàn thực phẩm làm việc rất nghiêm ngặt và chặt chẽ.

1. Các đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định

Để biết được cơ sở kinh doanh, công ty của bạn có thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, hãy thực hiện phương pháp loại trừ dưới đây.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc
    không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 8 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ – CP);
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);

Ngoài những đối tượng trên đây, tất cả những cơ sở kinh doanh thực phẩm đều phải cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị phạt theo quy định của Pháp Luật.

2. Không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phạt bao nhiêu?

Hiện nay, Căn cứ quy định tại Luật An toàn thực phẩm và quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Các mức xử phạt không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Năm 2020 là năm các cơ quan, ban ngành làm việc rất gắt gao thực hiện các cuộc điều tra hàng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và xử lý mạnh tay nếu không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các cơ quan có thẩm quyền đi kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm

Mức phạt đối với các trường hợp không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.”

Ba mức phạt hành chính này dành riêng cho cá nhân, doanh nghiệp vi phạm, ngoài ra các cơ quan ban ngành còn tùy thuộc vào mức độ vi phạm để có những hình phát thích đáng, có thể là buộc đóng cửa kinh doanh trong một thời gian. Vì vậy, nếu cơ sở của bạn thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì hãy nhanh chóng đến công ty Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ làm chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo với chi phí hợp lý.

3. Dịch vụ làm giấy giấy vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Vạn Phúc

Luật Vạn Phúc chuyên hỗ trợ pháp lý và cung cấp các dịch vụ liên quan đến Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm với tiêu chí Nhanh chóng – Chính xác – Tiết kiệm với đội ngũ luật sư giỏi, tốt nghiệp các trường đại học danh giá và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ tận tậm phục vụ quý khách hàng với quy trình:

Khảo sát cơ sở, doanh nghiệp và kiểm tra hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ sở, doanh nghiệp của khách hàng

Ký hợp đồng hợp tác giữa hai bên giải quyết những vấn đề liên quan đến không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Tư vấn cho quý khách một số thủ tục hành chính sổ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, sổ lưu mẫu, sổ quản lý sức khỏe nhân viên, sổ theo dõi chế
biến,….

Lập hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các giấy tờ bao gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép, sơ đồ cơ sở, mô tả chi tiết quy trình chế
biến thực phẩm, cam kết cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… và một số giấy tờ cần thiết khác.

Đến nộp hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu cơ sở kinh doanh của quý khách không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có thắc mắc về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hãy liên hệ công ty Vạn Phúc Luật để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất hoặc trực tiếp đến các cơ sở của chúng tôi tại:

Bình Dương: Số 10, đường Nguyễn Văn Lên, P.Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, T, Bình Dương
Điện thoại: 0274 650 7999 – 0932 350 835

Hà Nội: Phòng 12A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.39.184.888

HCM: Tầng 1, Tòa nhà Paskimex, 52 Đông Du, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Đồng Nai: Số 20/6K, Đường Nguyễn Ái Quốc, P. Bửu Long, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Long An: 351 Ấp Bình Tiến 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, TỉnhLong An
Điện thoại: 034 977 2679

>> Xem ngay: Chi tiết dịch vụ làm giấy chứng nhận VSATTP

>> Xem ngay: Lý do công ty luật sự tại Đồng Nai – Vạn Phúc Luật luôn là sự lựa chọn số 1 của khách hàng trên khắp cả nước

0932350835