Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh trong quan hệ quản lý, sử dụng về tài sản gắn liền với đất các vấn đề liên quan đến mục đích sử dụng, địa giới hành chính, hành lang và đường.
Các loại tranh chấp đất đai thường gặp:
Hiện nay, tranh chấp đất đai có rất nhiều dạng, nhiều khi đan xen nhau. Nhưng có thể chia làm hai dạng lớn như sau:
- Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp giữa người sử dụng hợp pháp phát sinh trong quá trình người này thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Cách giải quyết tranh chấp đất đai:
Đất đai là tài sản lớn gắn liền với đời sống của người dân, chính vì vậy nó là vấn đề thường xuyên sảy ra. Và thường là những tranh chấp này có rất nhiều mâu thuẫn khó giải quyết cho thấu tình đạt lý. Chính vì vậy việc giải quyết Tranh chấp đất đai dựa trên cơ sở pháp luật sẽ giúp người dân nhìn nhận đúng về tranh chấp này, để đưa tranh chấp về đúng vị trí vốn có của nó, tránh những trường hợp đáng tiếc sảy ra.
Giải quyết tranh chấp đất đai dựa trên nguyên tắc sau:
- Đất đai thuộc sử hữu toàn dân và nhà nước đại diện chủ sở hữu;
- Đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, khuyến khích tự hòa giải trong dân;
- ổn định kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất. Phải phù hợp với từng địa phương.
Cách giải quyết tranh chấp đất đai:
Luật đất đai 2013 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của luật đất đai 2003. Giải quyết qua các thủ tục sau:
- Thủ tục hòa giải;
- thủ tục hành chính;
- thủ tục tố tụng.
Thủ tục hòa giải ở địa phương. Khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, ủy ban có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Xác minh nguyên nhân tranh chấp;
- Lập đội đồng hòa giải;
- Tổ chức cuộc họp hòa giải.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Xem thêm : Tư vấn luật về tranh chấp đất đai
Thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp đất đai:
Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thủ tục tố tụng tranh chấp đất đai:
Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Như vậy đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là khởi kiện dân sự thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Hãy đến với Vạn Phúc Luật – nơi niềm tin và sức mạnh pháp lý được khơi dậy. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng. Với phương châm sự hài lòng từ Quý khách hàng là thành công và là sức mạnh của Chúng tôi, Vạn Phúc Luật sẽ là đơn vị cung cấp các gói dịch vụ pháp lý uy tín nhất, chất lượng nhất và đảm bảo nhất.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Tư vấn Vạn Phúc Luật
Hotline: 0932.350.835
Địa chỉ: số 10 – Nguyễn Văn Lên – Phú Lợi – Thủ Dầu Một – Bình Dương
Chúc Quý khách hàng sức khỏe.
>> Xem ngay: Dịch vụ tư vấn luật đất đai Bình Dương
>>> Xem ngay: Văn phòng luật sư Bình Phước