Thuế là nghĩa vụ tài chính bắt buộc mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện đối với Nhà nước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng chịu thuế theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hộ kinh doanh chưa nắm rõ mình phải nộp những loại thuế gì, mức thuế phải nộp bao nhiêu hay cách tính thuế như thế nào cho đúng và hợp lý. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Vạn Phúc sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp chi tiết các nội dung liên quan đến nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, giúp chủ hộ kinh doanh yên tâm vận hành đúng quy định, hạn chế rủi ro về pháp lý và tài chính.
Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
- Thuế môn bài
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế giá trị gia tăng.
- Và một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, ….nếu khách hàng kinh doanh một số ngành nghề đặc thù.
Số tiền thuế phải nộp
- Lệ phí môn bài gồm ba mức sau:
- 000.000 đồng/năm đối với hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.
- 5000 đồng/năm đối với hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm.
- 3000 đồng/năm đối với hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm.
- Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm hộ kinh doanh sẽ được miễn nộp lệ phí môn bài.
Hộ kinh doanh được cấp mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Trường hợp hộ kinh doanh thành lập, được cấp mã số thuế, trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Thuế giá trị gia tăng:
Công thức tính thuế cụ thể như sau:
Thuế giá trị gia tăng = Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu * doanh thu tính thuế
Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng tính trên doanh thu sẽ tùy thuộc vào từng ngành nghề mà hộ kinh doanh đã đăng ký, cụ thể như sau:
- Đối với ngành nghề phân phối và cung ứng hàng hóa: 1%
- Đối với ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
- Đối với ngành, nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
- Đối với các ngành, nghề kinh doanh khác: 2% doanh thu.

Thuế thu nhập cá nhân
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh tương tự công thức tính thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh, chỉ khác nhau về tỷ lệ thuế tính trên doanh thu, cụ thể như sau:
- Đối với ngành, nghề phần phối và cung ứng hàng hóa: 0.5%
- Đối với ngành, nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% hoặc 5% tùy thuộc vào ngành nghề.
- Đối với ngành, nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1.5%
- Đối với các ngành, nghề kinh doanh khác: 1%
Doanh thu để tính thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Vạn Phúc Luật – Nơi khởi nguồn của những thành công. Tại đây, Quý khách hàng sẽ được cung cấp gói dịch vụ tư vấn pháp luật về thuế của hộ kinh doanh trọn gói, chính xác và chuyên nghiệp. Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng gọi đến số điện thoại: …… Quý khách hàng sẽ được chuyên viên của Vạn Phúc Luật tư vấn và hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Tư vấn Vạn Phúc Luật
Hotline: 0932.350.835
Địa chỉ: số 10 – Nguyễn Văn Lên – Phú Lợi – Thủ Dầu Một – Bình Dương
Xem thêm: Điều kiện kinh doanh cây trồng vật nuôi