Nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định qua các năm, hơn nữa lại có nhiều lợi thế về nhân công nên thu hút lượng nhà đầu tư nước ngoài khá cao. Bên cạnh đó, chính sách hội nhập và phát triển cũng được chính phủ ngày càng chú trọng và thúc đẩy. Vậy các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những loại hình nào, yêu cầu ra sao?

>> Xem ngay: Kinh nghiệm thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

>> Xem ngay: Tư vấn hướng dẫn bổ sung ngành nghề cho công ty vốn đầu tư nước ngoài

Các hình thức đầu tư quốc tế tại Việt Nam

Đầu tư FDI mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia

Người nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức:

Hình thức đầu tư FDI dựa theo mục đích

Trên thị trường hiện nay, nếu xét theo mục đích đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phân thành 2 loai:

Đầu tư theo chiều ngang

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang nghĩa là nhà đầu tư sẽ dựa vào những lợi thế có sẵn trong ngành tiến hành đầu tư trực tiếp vào ngành đó tại một quốc gia khác. Đây là hình thức đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận ở thị trường nước ngoài của các nhà đầu tư.

Đầu tư theo chiều dọc

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc chủ yếu tập trung vào mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở quốc gia được đầu tư. Đồng thời tận dụng các yếu tố đầu vào như lao động, đất đai để thúc đẩy sự phát triển và thu lợi nhuận trong tương lai tại nước nhận đầu tư. Đây là hình thức đầu tư rất phổ biến mà các nhà đầu tư trực tiếp áp dụng tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Hình thức đầu tư FDI dựa trên vốn sở hữu

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam dựa theo hình thức sở hữu được quy định cụ thể theo Luật Đầu Tư 2014 như sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Khi nhà đầu tư chọn hình thức thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ có hai sự lựa chọn. Một là chọn thành lập công ty 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Hai là chọn thành lập công ty liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước hoặc với Chính phủ nước Việt Nam. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải lên kế hoạch chi tiết sẵn, tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại nước ta.

Thành lập tổ chức kinh tế là một trong những loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Bao gồm luật về chứng khoán, về cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Cùng với đó là các điều kiện khác theo quy định của Công ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là cách đầu tư khác mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể triển khai tại nước ta. Các hình thức góp vốn chủ yếu được áp dụng là mua cổ phiếu, trái phiếu. Hoặc trực tiếp góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như công ty hợp danh.

Với hình thức này, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của công ty mà chỉ nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các quy định của công ty về thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp,…

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là loại hình mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành thỏa thuận, ký kết để thực hiện một dự án nào đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hợp đồng PPP thường được áp dụng để thực hiện, quản lý, vận hành các dự án về kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Hình thức đầu tư này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà nước lẫn người dân ở quốc gia nhận đầu tư.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được phân ra làm 7 loại hình con. Mỗi hình thức sẽ có tính chất, yêu cầu riêng. 7 loại hợp đồng đó là:

  1. Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT);
  2. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO);
  3. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT);
  4. Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO);
  5. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL);
  6. Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BTL);
  7. Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M).

Hợp đồng PPP là hợp đồng hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ

Đầu tư theo hợp đồng BCC

Đầu tư theo hợp đồng BCC là hình thức hợp tác kinh doanh, ký kết đầu tư giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm. Loại hình đầu tư này không cần thành lập pháp nhân mới, giúp các nhà đầu tư thúc đẩy công việc nhanh chóng mà không phải tốn kém chi phí, thời gian lẫn công suất trong việc thành lập và quản lý một pháp nhân mới.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Nếu hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì trước tiên phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại quốc gia đó.

Trên đây là tổng hợp các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hy vọng các thông tin trong bài viết là hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ ngay với công ty Luật Vạn Phúc.

>> Xem ngay: Kinh nghiệm và quy trình thành lập công ty TNHH thương mại và dịch vụ (chi tiết)

>> Xem ngay: Thủ tục thay đổi ngành nghề cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài

0932350835