Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam. Một trong những vấn đề mà họ quan tâm nhất chính là vấn đề vốn góp đầu tư. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ không nắm vững về cơ chế của pháp luật Việt Nam các quy định về vốn góp. Dưới đây, Luật Vạn Phúc xin cung cấp những thông tin cần thiết về quy định vốn góp đầu tư tại Việt Nam để các nhà đầu tư tránh những sai phạm về pháp luật không đáng có.
Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, một trong những vấn đề mà họ quan tâm là vấn đề góp vốn đầu tư
>> Xem ngay: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tiền mặt được không?
>> Xem ngay: Dịch vụ bổ sung ngành nghề cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Quy định về công ty có vốn nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân người nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tại công ty 100% vốn Việt Nam.
Ngày 26/6/2019, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam (VNĐ) theo mức vốn góp của nhà đầu tư được ghi nhận tại:
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành);
– Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
– Hợp đồng PPP (Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư) đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
Hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần thông qua việc mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua việc mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Góp vốn vào công ty hợp danh thông qua việc mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
– Góp vốn vào công ty Việt Nam theo hình thức khác.
Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế trừ các trường hợp như sau:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam trong các trường hợp sau:
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung:
– Thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
– Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Dịch vụ tư vấn đầu tư chính xác, nhanh chóng – Luật Vạn Phúc
Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, Luật Vạn Phúc đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực đầu tư
Có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ thành lập hàng ngàn doanh nghiệp và công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Với trụ sở chính tại tỉnh Bình Dương, với nhu cầu của khách hàng chúng tôi đã thành lập các chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Hà Nội.
Luật Vạn Phúc luôn hết mình phục vụ khách hàng với phương châm NHANH CHÓNG – BẢO MẬT – CHÍNH XÁC, cam kết mang đến quý khách hàng sự hài lòng nhất với sự nhiệt tình, trách nhiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Nếu bạn có thắc mắc về thủ tục thành lập công ty cũng như dịch vụ đăng ký thành lập công ty của Luật Vạn Phúc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí thủ tục hồ sơ giấy tờ.
Email: luatvanphuc@gmail.com
Hotline: 0932 350 835
>>> Xem ngay: Lý do nên sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư của công ty luật sư tại Đồng Nai
>>> Xem ngay: Dịch vụ thành lập công ty 100 vốn nước ngoài
>>> Xem ngay: Thủ tục công ty nước ngoài mua lại công ty Việt Nam