Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng, sôi động, đem đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nói chung đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Hằng năm, rất nhiều dự án lớn được đầu tư vào Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của Việt Nam, đồng thời mang lại nguồn lợi nhuận dồi dào cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, sự mất cân bằng sinh thái về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, vấn đề chính trị – xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam thì các dự án nói trên cũng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật Việt Nam.

kinh nghiệm xin dự án đầu tư 1

Do đó, việc thực hiện thủ tục xin dự án đầu tư tại Việt Nam cũng luôn được xem xét kĩ lưỡng, xét duyệt nghiêm ngặt. Vì vậy, bên cạnh những dự án đã và đang được triển khai thành công tại Việt Nam thì còn rất nhiều dự án đầu tư chưa được phê duyệt, ảnh hưởng đến dòng vốn, dự định, kế hoạch kinh doanh của các nhà đầu tư. Để việc thực hiện thủ tục được thuận lợi, suôn sẻ, sau đây Luật Vạn Phúc xin chia sẻ kinh nghiệm xin dự án đầu tư tại Việt Nam để dự án được phê duyệt một cách nhanh chóng nhất.

Kinh nghiệm xin dự án đầu tư tại Việt Nam

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xin dự án đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Vạn Phúc đúc kết được một số kinh nghiệm xin dự án đầu tư muốn chia sẻ đến quý bạn đọc như sau:

  • Trước hết, nhà đầu tư phải nghiên cứu, nắm vững các quy định có liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, trình tự, thủ tục này chủ yếu được quy định tại Luật Đầu tư năm 2020. Ngoài ra, đối với một số lĩnh vực đặc biệt như xây dựng, kinh doanh tài chính, dầu khí thì cần nghiên cứu thêm các quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Dầu khí. Trong trường hợp cùng một thủ tục mà có hơn 2 luật cùng điều chỉnh thì phải lưa chọn thực hiện theo Điều luật có giá trị điều chỉnh để tránh trường hợp hồ sơ bị trả về điều chỉnh lại nhiều lần gây mất thời gian của nhà đầu tư.
  • Cần căn cứ vào lĩnh vực, quy mô, tính chất của dự án đầu tư đối chiếu theo quy định tại Điều 33, 34, 35, 36 của Luật Đầu tư năm 2020 để biết dự án thuộc diện phải xin quyết định chấp nhận chủ trương đầu tư và thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư phù hợp (Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, UBND cấp tỉnh), từ đó chuẩn bị tài liệu, hồ sơ để xin thủ tục. Đối với các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thì sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 37,38,39, 40 của Luật Đầu tư năm 2020.
  • Để dự án đầu tư được xem xét ưu tiên, thuận lợi hơn, nhà đầu tư cũng cần phải xem xét, nghiên cứu về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, lựa chọn ngành, nghề, địa bàn được ưu đãi để việc xin thực hiện dự án được cân nhắc, phê duyệt nhanh chóng hơn. Nếu có áp dụng các chính sách ưu đãi này thì nhà đầu tư cần phải hoàn thành hồ sơ, thủ tục theo quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư năm 2020.
  • Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần phải hoàn thành đầy đủ các nội dung theo mẫu, đặc biệt liên quan đến kế hoạch đầu tư phải rõ ràng, tài chính trung thực, chính xác để việc xem xét hồ sơ được nhanh chóng. Sau khi hoàn thành các hồ sơ, thủ tục thì nhà đầu tư cần nắm được thời gian phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền, kịp thời bổ sung, điều chỉnh những tài liệu, nội dung theo yêu cầu của cơ quan chức năng để sớm hoàn thiện hồ sơ và nhanh chóng nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư khẩn trương tiến hành các xin các loại giấy phép, chấp thuận, phê duyệt khác như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Phê duyệt thiết kế, Giấy phép xây dựng (đối với các dự án có hạng mục xây dựng); Phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy; Xác nhận cam kết bảo vệ môi trường; Giấy phép hoạt động đối với một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Trên đây là những kinh nghiệm xin dự án đầu tư, quý khách hàng nên tìm hiểu để phục vụ cho việc thực hiện thủ tục của mình được nhanh chóng, suôn sẻ và tuân thủ quy định pháp luật.

kinh nghiệm xin dự án đầu tư 2

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục xin dự án đầu tư tại Việt Nam

Bên cạnh những kinh nghiệm xin dự án đầu tư nêu trên, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi quyết định đầu tư dự án tại Việt Nam thì các nhà đầu tư cần nghiên cứu về các lĩnh vực, ngành nghề được phép kinh doanh và ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh ở Việt Nam để lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề phù hợp và đặc biệt nếu muốn dự án được tiến hành lâu dài thì phải nghiên cứu, nắm vững về tình hình chính trị, văn hoá – xã hội, phong tục, tập quán của Việt Nam để dự báo những lĩnh vực, ngành nghề tương lai bị hạn chế, cấm kinh doanh hay được khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng kinh doanh để  từ đó lựa chọn cho phù hợp, hiệu quả.
  • Hồ sơ, thủ tục khi nộp phải trình bày có tính khoa học, từng tài liệu, nội dung trong thủ tục phải được nghiên cứu tỉ mĩ, kỹ càng, sắp xếp đúng thứ tự, logic, hợp lý. Đồng thời cũng phải đảm bảo tính pháp lý, nội dung đáp ứng tuân thủ đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các ngành chức năng liên quan. Ngoài ra, cần phải có tính chính xác, hồ sơ, tài liệu có nội dung trung thực, rõ ràng, đặc biệt là nội dung về công nghệ, tài chính, thị trường.
  • Nhà đầu tư phải đảm bảo tính thực tiễn cho dự án đầu tư: Từng nội dung dự án phải được nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng mức điều kiện, hoàn cảnh có thế thực hiện được, bám sát vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Tức là phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, sự cần thiết của dự án đối với Việt Nam.

Xin thực hiện dự án đầu tư là công việc phức tạp, đòi hỏi tính pháp lý cao cũng như phải có kiến thức, trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm xin dự án đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa có kiến thức sâu sắc về pháp luật Việt Nam thì công việc này càng đòi hỏi nhiều yêu cầu khó khăn hơn. Nếu quý nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm xin dự án đầu tư thì bạn nên lựa chọn sử dụng một dịch vụ xin thực hiện dự án đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam.

kinh nghiệm xin dự án đầu tư 3

Dịch vụ xin thực hiện dự án đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý nhiều kinh nghiệm xin dự án đầu tư, Công ty Luật Vạn Phúc cung cấp dịch vụ thực hiện dự án đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài một cách nhanh chóng, hoàn thiện và chính xác nhất.

Hợp tác với Luật Vạn Phúc, quý nhà đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ ban đầu như:

  • Tư vấn pháp lý các quy định liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề mà nhà đầu tư dự kiến thực hiện và một số kinh nghiệm xin dự án đầu tư mà chúng tôi đã thực hiện;
  • Tư vấn quy định pháp lý về dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, những chính sách thuế ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước nếu có;
  • Tư vấn những nội dung, tài liệu mà nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị để cung cấp cho công ty chúng tôi.

Sau đó, công ty chúng tôi sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện mọi thủ tục liên quan đến việc xin thực hiện dự án đầu tư:

  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đại diện khách hàng nộp hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền liên quan;
  • Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan trong quá trình xin thực hiện dự án (xin chấp thuận đầu tư và xin Giấy chứng nhận đăng ký dự án và các giấy tờ liên quan khác);
  • Tư vấn cho nhà đầu tư nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục, đảm bảo đúng chuyên môn, pháp lý.

Quý khách sau khi đã tìm hiểu kinh nghiệm xin dự án đầu tư mà chúng tôi đã đề cập phía trên mà vẫn còn thắc mắc gì liên quan hoặc cần tư vấn dịch vụ pháp lý có thể liên hệ ngay cho Luật Vạn Phúc. Công ty chúng tôi sẽ phản hồi đầy đủ, chính xác và nhanh nhất cho quý khách hàng.

Chúc quý khách sức khoẻ, bình an và thành công!

Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin dự án đầu tư tại Việt Nam

0932350835