VPL – SỰ LỰA CHỌN THÔNG MINH CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài ra nhiều quốc gia, thủ tục mở văn phòng đại diện mở rộng thị trường kinh doanh không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình đang có xu hướng phát triển trong nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Để thương nhân công ty nước ngoài thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động kinh doanh mình tại nhiều quốc gia khác nhau thì bắt buộc phải tuân thủ quy định của pháp luật của từng quốc gia đặt trụ sở chi nhánh.
VPL với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu rộng về pháp luật thương mại, tự hào là đối tác tin cậy, đồng hành cùng quý khách hàng trong từng giai đoạn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam!
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký.
3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.
4. Nội dung hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
5. Trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
* Các điều kiện tại điểm 4 và 5 nêu trên là các điều kiện mới phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ký sau ngày Luật Thương mại 2005 được ban hành, các điều kiện này nhằm đảm bảo việc thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện chung theo cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lĩnh vực hoạt động được phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
» Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
» Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
» Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
» Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
» Bản sao Điều lệ hoạt động của chi nhánh;
» Bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đứng đầu chi nhánh;
» Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh bao gồm: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở chi nhánh; Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh cụ thể: chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.
* Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép (Bộ Công thương).Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
- Người đứng đầu chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
- Người đứng đầu chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
- Người đứng đầu chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
- Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại điểm 3 nêu trên người đứng đầu chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu chi nhánh trở lại làm việc tại chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu chi nhánh.
- Trường hợp người đứng đầu chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu chi nhánh.
- Người đứng đầu chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở của chi nhánh;
- Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
- Người đứng đầu chi nhánh;
- Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép;
- Nội dung hoạt động của chi nhánh;
- Ngày cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh.
– Không đáp ứng được các quy định tại mục Điều kiện để thương nhân thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh trong thời gian 02 năm ( tính từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập tại Việt Nam)
– Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh dịch vụ hàng hoá thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– chi nhánh thành lập gây tổn hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
– Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
Công ty nước ngoài nộp hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam tại Bộ Công Thương.
Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam mà VPL đang cung cấp
- Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam nhanh nhất.
- Tư vấn về trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh cho Công ty nước ngoài;
- Tư vấn các vấn đề sau thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị, cung cấp tài liệu và hoàn thiện hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Đại diện ủy quyền khách hành nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Theo dõi hồ sơ và làm việc với cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
- Hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ (nếu cần);
- Nhận kết quả là Giấy phép thành lập chi nhánh;
- Khắc dấu cho chi nhánh;
- Nộp hồ sơ cấp mã số thuế cho chi nhánh.
Hãy liên hệ ngay với VPL để được tư vấn và hỗ trợ!
>> Có thể bạn quan tâm:
- Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam