Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp có thể tự do chuyển nhượng dự án đầu tư của mình cho một tổ chức kinh tế hoặc doanh nghiệp khác để giảm bớt những gánh nặng về tài chính. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư năm 2022.

Dưới đây, Luật Vạn Phúc xin chia sẻ đến quý bạn đọc thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư năm 2022. Cùng chúng tôi theo dõi nhé!

dieu-kien-va-thu-tuc-chuyen-nhuong-du-an-dau-tu-nam-2022Chuyển nhượng dự án đầu tư 

Chuyển nhượng dự án đầu tư  là gì?

Chuyển nhượng dự án đầu tư được hiểu là quá trình mà một nhà đầu tư chuyển 1 phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho người khác khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định thông qua hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư.

Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư năm 2022

Theo quy định pháp luật, nhà đầu tư có quyền tự do Chuyển nhượng dự án đầu tư của mình nhưng để thực hiện thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dự án đầu tư hoặc 1 phần dự án đầu tư chuyển nhượng không thuộc trường hợp bị chấm dứt hoạt động khi nhà đầu tư quyết định chấm dứt dự án đầu tư; thuộc trường hợp phải chấm dứt dự án theo quy định trong hợp đồng hoặc điều lệ của doanh nghiệp hoặc dựa án đầu tư đã hết thời gian hoạt động.
  • Nhà đầu tư nước ngoài khi nhận Chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc 1 phần dự án đầu tư phải đảm bảo về điều kiện tiếp cận thị trường; Đảm bảo an ninh, quốc phòng; Điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất theo quy định về pháp luật đất đai.
  • Đối với trường hợp Chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Trong trường hợp Chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản phải đảm bảo yêu cầu theo quy định pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản.
  • Tuân thủ các điều kiện theo quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
  • Khi Chuyển nhượng dự án đầu tư, doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn vào đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.

Thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư

dieu-kien-va-thu-tuc-chuyen-nhuong-du-an-dau-tu-nam-2022

Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Khi nhà đầu tư đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về Chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định pháp luật thì thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư được thực hiện như sau:

  1. Đối với những dự án được chấp nhận chủ trương đầu tư; chấp thuận nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ dự án trước khi khai thác vận hành hoặc có sự thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư và dự án đầu tư được chấp thuận mà việc chuyển nhượng dự án làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 thì thủ tục được thực hiện như sau:
  • Nhà đầu tư chuẩn bị 08 bộ hồ sơ và tiến hành nộp cho Bộ Kế hoạch – Đầu tư hoặc có thể nộp 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan sẽ xem xét về điều kiện Chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định pháp luật để ra quyết định điều chỉnh dự án đầu tư.
  1. Với những dự án được chấp thuận mà việc Chuyển nhượng dự án đầu tư không làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư Chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
  • Chuẩn bị và nộp 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành gửi lấy ý kiến của các cơ quan thẩm quyền cùng cấp liên quan về việc đáp ứng điều kiện Chuyển nhượng dự án đầu tư.
  • Các cơ quan được lấy ý kiến sẽ cho ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó, gửi lại cho Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan sẽ lập báo cáo thẩm định gồm nội dung theo quy định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, đưa ý kiến quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án đầu tư.
  • Sau khi có quyết định chấp thuận điều chỉnh thì ghi nhận nhà đầu tư Chuyển nhượng dự án đầu tư nhận chuyển nhượng và gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng.
  1. Đối với những dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương và đưa vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh khi chuyển nhượng dự án.
  2. Đối với các dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thì thủ tục điều chỉnh dự án được thực hiện như sau:
  • Chuẩn bị và nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét về điều kiện Chuyển nhượng dự án đầu tư quy định để điều chỉnh dự án đầu tư.
  • Sau khi ra quyết định điều chỉnh dựa án thì tiến hành gửi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho nhà đầu tư chuyển và nhận chuyển nhượng.
  1. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư:
  • Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng trong các trường hợp nêu trên;
  • Sau khi hoàn thành thủ tục quy định, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

dieu-kien-va-thu-tuc-chuyen-nhuong-du-an-dau-tu-nam-2022

Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

Chuẩn bị hồ sơ là một trong những bước quan trọng khi thực hiện thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư. Việc nộp đầy đủ các giấy tờ sẽ giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí đi lại. Hồ sơ phải bao gồm các thành phần sau:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Văn bản báo cáo quá trình thực hiện dự án cho đến thời điểm Chuyển nhượng dự án đầu tư;
  • Hợp đồng liên quan đến chuyển nhượng toàn bộ hoặc 1 phần dự án đầu tư;
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư chuyển và nhận chuyển nhượng;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);
  • Bản sao Hợp đồng BCC (đối với trường hợp dự án đầu tư được thực hiện theo hình thức Hợp đồng BCC);
  • Bản sao các tài liệu của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

                                                                                            …………, ngày ….. tháng ….. năm …….

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG TOÀN BỘ DỰ ÁN

(HOẶC MỘT PHẦN DỰ ÁN)

Số ………./HĐKT

Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản vào ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ vào văn bản cho phép chuyển nhượng dự án (một phần dự án) ……. số ….. ngày … tháng …. năm ……. của…………………..

Hai bên chúng tôi gồm có:

  1. BÊN CHUYỂN NHƯỢNG

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật: …………………….. Chức vụ: …………………………………………………

Số CMND (Hộ chiếu): …………….. Cấp ngày …../…../….. Tại: ……………………………………………

Điện thoại: ………………………………….. Fax: ……………………………………………..

Tài khoản: ……………………………………. tại ngân hàng: ………………………………………….

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………………

2. BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ………………..

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………………..

Người đại diện theo pháp luật: ………………………. Chức vụ: …………………………………….

Số CMND (Hộ chiếu): …………….. Cấp ngày …../…../….. Tại ……………………………………………

Điện thoại: ………………………………….. Fax: ………………………………………….

Tài khoản: ………………………… Tại ngân hàng ………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………………

Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án toàn bộ (hoặc một phần dự án) ….. với các nội dung sau:

Điều 1. Thông tin cơ bản về dự án đã được phê duyệt

Nội dung chính của dự án đã được phê duyệt (một phần dự án) gồm:

Tên dự án: …………………………………………………………………………………………………………………..

Diện tích đất: ……………………………………………………………………………………………………………..

Nội dung về quy hoạch sử dụng đất: ……………………………………………………………………………

Nội dung về quy hoạch xây dựng: …………………………………………………………………………………

Nội dung về công trình xây dựng (tổng diện tích sàn, diện tích sàn nhà: …………………………. )

Tổng mức đầu tư: ………………………………………………………………………………………………

Tiến độ dự án: …………………………………………………………………………………………………..

Nguồn vốn: ……………………………………………………………………………………………………….

Các nội dung khác: …………………………………………………………………………………………….

Điều 2. Thông tin chi tiết về kết quả thực hiện đến thời điểm chuyển nhượng dự án (hoặc một phần dự án)

Về giải phóng mặt bằng: …………………………………………………………………………………………..

Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật: ……………………………………………………………………………………

Về xây dựng công trình: ……………………………………………………………………………………………..

Thông tin khác: …………………………………………………………………………………………………………..

Điều 3. Giá chuyển nhượng………………………………………………………………………………………

Điều 4. Phương thức và thời hạn thanh toán

  1. Phương thức thanh toán: bằng (chuyển khoản hoặc hình thức khác) ……………………………
  2. Thời hạn thanh toán:

Trả lần đầu là: ……………. đồng vào ngày ……./……./…………………………………………………….

Trả tiếp theo là: ………………….. đồng vào ngày ……/……/…………………………………………………

Các quy định khác do hai bên thỏa thuận: ………………………………………………………………………..

Điều 5. Thời hạn bàn giao, nhận dự án (hoặc phần dự án)

  1. Cách thức bàn giao: Bàn giao trên hồ sơ hay phần nhận dự án, bàn giao trên thực địa: …..
  2. Thời gian bàn giao dự án:………………………………………………………………………………………………

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng

  1. Quyền của Bên chuyển nhượng:

Bên chuyển nhượng có các quyền theo quy định Điều 52 Luật Kinh doanh bất động sản và các quyền sau:

  1. a) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng trả đầy đủ tiền đúng thời hạn ghi trong hợp đồng;
  2. b) Yêu cầu Bên nhận chuyển nhượng nhận bàn giao toàn bộ dự án hay  phần dự án đúng thời hạn ghi trong hợp đồng chuyển nhượng dự án.
  3. c) Các quyền khác được hai bên thỏa thuận: …………………………………………………………………………
  4. Nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:

Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ theo quy định Điều 52 Luật Kinh doanh bất động sản và các nghĩa vụ sau:

  1. a) Bàn giao toàn bộ dự án hay phần dự án trên thực địa, toàn bộ hồ sơ dự án cho bên nhận chuyển nhượng. Trường hợp không bàn giao hay chậm bàn giao thì phải bồi thường thiệt hại;
  2. b) Bảo vệ và quản lý toàn bộ dự án trong thời gian chưa bàn giao xong toàn bộ dự án cả về hồ sơ và trên thực địa;
  3. c) Thông báo cho khách hàng, cũng như các bên có liên quan về việc chuyển nhượng dự án;
  4. d) Giải quyết dứt điểm những cam kết đã thỏa thuận với khách hàng trước khi chuyển nhượng dự án hay một phần dự án. Cùng bên nhận chuyển nhượng thống nhất với từng khách hàng về các vấn đề mà chủ đầu tư mới phải có trách nhiệm giải quyết không làm thiệt hại đến các quyền lợi của khách hàng;

đ) Các nghĩa vụ khác được hai bên thỏa thuận: ……………………………………………………………….

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng

  1. Quyền của Bên nhận chuyển nhượng dự án:

Bên nhận chuyển nhượng có các quyền theo quy định của Điều 52 Luật Kinh doanh bất động sản và các quyền sau:

  1. a) Nhận bàn giao toàn bộ dự án hay phần dự án trên thực địa, toàn bộ hồ sơ dự án hoặc phần dự án nêu tại Hợp đồng này theo đúng với thời gian quy định tại Hợp đồng chuyển nhượng dự án.
  2. b) Yêu cầu bên chuyển nhượng tạo điều kiện, cung cấp các giấy tờ có liên quan đến việc thực hiện tiếp dự án;
  3. c) Cùng bên chuyển nhượng bàn bạc với khách hàng về giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ của khách hàng sau khi đã nhận chuyển nhượng;
  4. d) Các quyền lợi khác được hai bên thỏa thuận………………………………………………………………………
  5. Nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng dự án:

Bên nhận chuyển nhượng có các nghĩa vụ theo quy định Điều 52 Luật Kinh doanh bất động sản và các nghĩa vụ sau:

  1. a) Thanh toán đầy đủ đúng thời gian tiền chuyển nhượng dự án cho bên chuyển nhượng đã ghi trong Hợp đồng;
  2. b) Thực hiện, đáp ứng đầy đủ quyền lợi của bên chuyển nhượng và của khách hàng mà các bên đã thống nhất;
  3. c) Tiếp nhận toàn bộ dự án và một phần dự án tại thực địa và hồ sơ dự án đúng thời hạn đã thỏa thuận;
  4. d) Thực hiện tiếp dự án theo đúng nội dung dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng …);

đ) Các nghĩa vụ khác được hai bên thỏa thuận: ……………………………………………………………….

Điều 8. Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất: …………………………………………………………….

Điều 9. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng chuyển nhượng dự án

Điều 10. Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng

Điều 11. Giải quyết tranh chấp

Điều 12. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng

Điều 13. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Điều 14. Các thỏa thuận khác

 

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Quy trình chuyển nhượng dự án đầu tư

dieu-kien-va-thu-tuc-chuyen-nhuong-du-an-dau-tu-nam-2022

Quy trình chuyển nhượng dự án đầu tư

Quy trình thực hiện thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư được thực hiện sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ Chuyển nhượng dự án đầu tư

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Chuyển nhượng dự án đầu tư.

Bước 3: Tiến hành thẩm định và phê duyệt hồ sơ Chuyển nhượng dự án đầu tư.

Bước 4: Nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết chuyển nhượng dự án đầu tư

Thông thường thời hạn giải quyết thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư mà Luật Vạn Phúc muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Qua những thông tin trên, ta thấy việc thực hiện thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư không hề dễ dàng khi nó phải thực hiện qua nhiều quy trình, liên quan nhiều đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khác nhau.

Vì vậy, để có thể đảm bảo được quyền lợi trong quá trình thực hiện cũng như hạn chế những rủi ro pháp lý xảy ra, nhà đầu tư có thể ủy quyền cho Luật Vạn Phúc thực hiện thủ tục Chuyển nhượng dự án đầu tư thay quý khách để mang lại hiệu quả và đảm bảo được tính chính xác nhé!

0932350835