Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, lĩnh vực đất đai cũng đang trên đà mở rộng với những hoạt động nhưng gộp thửa, tách thửa đất. Vấn đề hợp thửa đất cũng đang được nhiều người sử dụng đất quan tâm. Các quy định về thủ tục hợp thửa đất, gộp sổ đỏ rất phức tạp và qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vậy, khái niệm hợp thửa đất là gì? Hồ sơ, trình tự ra sao? Người dân phải chịu những chi phí hợp thửa nào? Trong bài viết dưới đây, Vạn Phúc Luật sẽ giúp bạn tìm hiểu các quy định của pháp luật về Thủ tục gộp thửa đất. Mời Quý bạn đọc cùng theo dõi.
Cơ sở pháp lý
Các quy định của pháp luật về hợp thửa đất được quy định cụ thể trong các văn bản sau:
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội khóa 13 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2017;
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, ban hành ngày 19 tháng 05 năm 2014.
Hợp thửa đất là gì?
Hợp thửa đất là gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sử hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Hay, hợp thửa đất là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ các thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu. Kết quả của thủ tục hợp thửa là môt quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được hợp thành từ các thửa đất liền kề ban đầu.
Quy định về gộp thửa đất
Điều kiện gộp thửa đất
Để hợp thửa đất, cần đáp ứng một số điều kiện như sau:
Thứ nhất, việc hợp thửa đất chỉ thực hiện đối với các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật thì mục đích sử dụng đất được xác định theo các giấy tờ đó. Nếu đất không có giấy tờ theo luật định và đất đang sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì việc xác định loại đất được thực hiện theo quy định tại điểm a,b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Thứ hai, các thửa đất phải liền kề nhau theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013. Tức là các thửa đất khi hợp lại tạo thành một thửa thống nhất, có chung ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. “Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó”.
Thứ ba, phần diện tích thửa đất sau khi hợp thửa không được vượt quá hạn mức theo quy định. Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm về đất đai theo quy định.
Về hạn mức đất: Hạn mức đất do nhà nước quy định: nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Hạn mức giao đất nông nghiệp: Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức (diện tích tối đa) giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.
Hạn mức giao đất ở: Đất ở hiện nay được chia làm 02 loại gồm: Đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
Theo khoản 3 Điều 43 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn.
Theo khoản 2 Điều 144 Luật Đất đai 2013, UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Như vậy, hạn mức giao đất ở do UBND cấp tỉnh quy định nên diện tích giao đất ở tại từng tỉnh thành sẽ khác nhau. Để biết diện tích giao đất ở là bao nhiêu cần xem xét và tra cứu tại các quyết định quy định diện tích giao đất, diện tích tối thiểu được phép tách thửa của 63 tỉnh thành.
Thứ tư, các thửa đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Thứ năm, các thửa đất không thuộc diện tranh chấp hoặc đang bị khiếu nại và vẫn trong thời gian sử dụng;
Thứ sáu, các thừa đất không có thông báo hay quyết định thu hồi đất từ cơ quan nhà nước;
Hồ sơ gộp thửa đất
Để tiến hành gộp thửa đất, người sử dụng đất cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Một là, đơn đề nghị hợp thửa đất theo Mẫu số 11DK;
- Hai là, bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ);
- Ba là, bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người sử dụng đất;
- Bốn là, các giấy tờ khác liên quan đến thửa đất khi cần để xuất trình (thông số kỹ thuật…).
Mẫu đơn xin gộp thửa đất
Mẫu số 11/ĐK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT
Kính gửi: ………………………………………………
…………………………………………………………………..
Mẫu số 11/ĐK
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển ….. Ngày …../…../…….. |
I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã viết)
1. Người sử dụng đất:
1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa): ………………………………………………
1.2. Địa chỉ …………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:
2.1. Đề nghị tách thành …………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:
a) Thửa đất số: ……………………………..; b) Tờ bản đồ số: ………………………….;
c) Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………………………..
d) Số phát hành Giấy chứng nhận: ………………………………………………………..
Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: ……………………..; ngày cấp …/…/…….
đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất: … m2; Thửa thứ hai: … m2;
2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:Thửa đất sốTờ bản đồ sốĐịa chỉ thửa đấtSố phát hành Giấy chứng nhậnSố vào sổ cấp giấy chứng nhận
3. Lý do tách, hợp thửa đất: ……………………………………………………………..
4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:
– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;
– Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có): ……………
………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.
…………., ngày …. tháng … năm …… Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… |
|
Ngày …… tháng …… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) |
Ngày …… tháng …… năm …… Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
Hướng dẫn viết đơn:
- Đơn này dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;
- Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
- Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
- Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.
Quy trình gộp thửa đất
Trình tự, thủ tục thực hiện gộp thửa đất
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gộp thửa.
Người xin gộp thửa đất có thể nộp hồ sơ tại những nơi sau:
- Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện;
- Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã/phường nơi có đất ( Nếu có nhu cầu).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai và Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận hồ sơ xin hợp thửa sẽ có trách nhiệm thực hiện và xử lý hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
(1) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
(2) Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
(3) Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
- Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 3: Trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai trao sổ đỏ cho người xin hợp thửa đất hoặc gửi UBND cấp xã để trả kết quả đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Thời gian nộp thửa đất
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành trả kết quả trong vòng không quá 15 ngày. Đối với các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thời gian không quá 25 ngày. Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, ngày lễ, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.
Trong trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính, việc sử dụng đất có vi phạm pháp luật hay cần trưng cầu giám định thì thời gian thực tế có thể kéo dài lâu hơn.
Phí gộp thửa đất
Lệ phí đăng ký biến động: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh từng địa phương quy định
Lệ phí thẩm định hồ sơ: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh từng địa phương quy định
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 100.000 đồng/giấy/lần cấp.
Một số câu hỏi thường gặp
- Hợp thửa đất ở và đất nông nghiệp có được không: Không được hợp thửa đất ở và đất nông nghiệp vì hai thửa đất khác mục đích sử dụng đất. Các thửa đất dự định hợp thửa phải có cùng mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 2,3 Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT. Trường hợp khác mục đích sử dụng thì buộc phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện việc hợp thửa.
- Cách gộp hai sổ đỏ thành một là gì: Gộp hai sổ đỏ thành một sổ đỏ là tên gọi khác của hợp thửa đất. Tức là gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sở hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất.
- Một thửa đất cấp hai sổ đỏ có được không: Tại khoản 1 Điều 98 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó”. Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận không được phép cấp 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cùng một thửa đất cho cùng một người sử dụng đất.
Qua bài viết này Công ty Luật Vạn Phúc mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về quy định gộp thửa đất. Luật Vạn Phúc là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật đất đai nói chung, về thủ tục thửa đất nói riêng, mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò hỗ trợ các thủ tục liên quan đến thủ tục gộp thửa đất tại các tỉnh Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước,…. Để thuận tiện về vấn đề hồ sơ và thời gian gộp thửa đất một cách nhanh chóng và đúng quy định pháp luật, Luật Vạn Phúc còn hỗ trợ Quý khách hàng thông qua Dịch vụ gộp thửa đất. Chúng tôi cam kết sẽ mang lạc dịch vụ tốt nhất với mức chi phí ưu đãi nhất.
Đọc thêm: