Do nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường, doanh nghiệp cần thành lập văn phòng đại diện tại một số địa phương khác nhau hoặc ở nước ngoài. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến dịch vụ thành lập văn phòng đại diện và những điều cần lưu ý để khách hàng có thêm thông tin trong quá trình thực hiện thủ tục này.
Văn phòng đại diện công ty có chức năng gì?
Do nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường, doanh nghiệp cần thành lập văn phòng đại diện
Theo Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
– Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
– Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
– Văn phòng đại diện được quyền đăng ký con dấu riêng để thuận tiện cho quá trình hoạt động, không phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.
Do không có chức năng kinh doanh nên ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố dựa theo nhu cầu và điều kiện của công ty.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện
So với mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, điều kiện tại Việt Nam tương đối đơn giản
Chỉ cần thoả mãn các điều kiện sau, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam:
– Ngành nghề đăng ký kinh doanh của văn phòng đại diện phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty trên Giấy đăng ký kinh doanh;
– Tên của văn phòng đại diện phải được đặt đúng theo quy định của Pháp luật, cụ thể:
• Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, ký hiệu để tạo khả năng phân biệt;
• Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp đi kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”. Ví dụ nếu công ty Luật Vạn Phúc thành lập văn phòng đại diện thì tên của văn phòng sẽ là “Văn phòng đại diện Công ty Luật Vạn Phúc”;
• Ngoài ra, tên của văn phòng đại diện cần tuân thủ các quy định chung khi đặt tên doanh nghiệp đó, bao gồm:
o Không đặt trùng tên hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký;
o Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị cũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
o Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Biển hiệu của văn phòng đại diện phải được viết hoặc in với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của công ty mẹ. Quy định này cũng được áp dụng với các giấy tờ giao dịch, hồ sơ ấn phẩm và tài liệu do văn phòng đại diện phát hành;
– Văn phòng đại diện phải có trụ sở và trụ sở phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện tương đối đơn giản
Thành phần hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm:
– Thông báo lập văn phòng đại diện;
– Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
– Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
– 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
– Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN của công ty mẹ;
– Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
– 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Luật Vạn Phúc
Với kinh nghiệm 10 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, Luật Vạn Phúc sẽ mang đến cho quý khách sự hài lòng tuyệt đối
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Luật Vạn Phúc sẽ bao gồm các thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hồ sơ và ký hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của văn phòng đại diện, người đứng đầu văn phòng đại diện, và chứng minh thư công chứng của trưởng văn phòng đại diện Luật Vạn Phúc sẽ soạn hồ sơ và chuyển cho Quý khách hàng ký đóng dấu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở
Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, Luật Vạn Phúc sẽ tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi cho tới khi ra kết quả cho quý khách.
Bước 3: Hoàn thành thủ tục và trả kết quả cho khách hàng:
Kết thúc quá trình làm việc khi thực hiện dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Luật Vạn Phúc, khách hàng sẽ nhận được:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;
– Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng đại diện;
– Dấu của Văn phòng đại diện (nếu có nhu cầu khắc con dấu);
– Tư vấn các thủ tục sau thành lập văn phòng đại diện.
Luật Vạn Phúc cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trọn gói, uy tín và chất lượng. Quý khách có nhu cầu đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0932 350 835 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm:
- Văn phòng luật sư Long An tư vấn thành lập văn phòng đại diện nhanh chóng, chất lượng
- Dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín giá rẻ
- Hồ sơ thủ tục cần thiết để thành lập công ty TNHH thương mại và dịch vụ