Như chúng ta đã biết, sở hữu là một tài sản vô hình, đóng góp mạnh mẽ vào sự hình thành và phát triển cho doanh nghiệp. Vì tính chất vô hình của nó nên việc xuất hiện các tranh chấp liên quan là điều hiển nhiên và ngày càng một tăng.
Việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh từ các mâu thuẫn liên quan đến quyền và lợi ích của các chủ thể như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…Hiểu được vấn đề này, Luật Vạn Phúc xin gửi đến quý bạn đọc về thủ tục giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý về giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2019;
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thủ tục về giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ
Quý khách hàng khi thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ cần chú ý đến quý trình qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Người trực tiếp làm hồ sơ khởi kiện tranh chấp về sở hữu trí tuệ cần chú bị đầy đủ giấy tờ để nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nội dung đơn khởi kiện cần đáp ứng đầy đủ các nội dung dưới đây:
- Thời gian làm đơn khởi kiện (ngày, tháng, năm);
- Kinh gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
- Thông tin của người làm đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bị kiện như: họ tên,chỗ ở, làm việc đối với cá nhân hoặc trụ sở đối với cơ quan, tổ chức;
- Nêu rõ quyền, lợi ích của người khởi kiện bị xâm phạm; những yêu cầu để Tòa giải quyết với người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
- Thông tin người làm cứng (nếu có);
- Tài liệu, chứng cứđính kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh yêu cầu khởi kiện có căn cứ và hợp pháp.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
Người làm đơn khởi kiện nộp các tài liệu, đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền qua các hình thức nộp sau đây:
- Trực tiếp nộp hồ sơ tại Tòa án;
- Nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp về sở hữu trí tuệ qua dịch vụ bưu chính;
- Nộptrực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa (nếu có).
Trường hợp quý khách hàng không có thời gian để thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho Luật Vạn Phúc để chúng tôi thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 3: Toà án xem xét và giải quyết
Kể từ ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện, thì trong vòng 05 ngày làm việc, Tòa sẽ tiến hành xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Tòa sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung, điều chỉnh đơn khởi kiện;
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Tòa thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn nếu đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa sẽ chuyển đơn khởi kiện đếnTòa án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện;
- Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Đối với những tranh chấp về sở hữu trí tuệ là quan hệ tranh chấp dân sự thì thời gian giải quyết là 04 tháng, kể từ ngày Tòa thụ lý vụ án. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp và trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng thì Chánh án có thể ra quyết định gia hạn thời gian xét xử 1 lần nhưng không được phép vượt quá 02 tháng.
Đối với tranh chấp về sở hữu trí tuệ là quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại thì thời gian giải quyết cũng 02 tháng kể từ ngày Tòa thụ lý và Chánh án có thể gia hạn 1 lần nhưng không quá 01 tháng nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan theo quy định pháp luật.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử tranh chấp về sở hữu trí tuệ, Thẩm phán được phân công sẽ tiến hành lấy lời khai của các bên đương sự, tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, thực hiện thủ tục hòa giải và xem xét, thẩm định hoặc định giá chứng cứ (nếu có).
Bước 5: Xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày đưa vụ án ra xét xử; Tòa mở phiên tòa sơ thẩm; Thời gian mở phiên Tòa có thể kéo dài nhưng không vượt quá 30 ngày trong trường hợp có lý do chính đáng.
Hồ sơ về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Người khởi kiện tranh chấp về sở hữu trí tuệ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho việc khởi kiện là có cơ sở;
- Các giấy tờ pháp lý cá nhân của người kiện: Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực;
- Giấy ủy quyền (nếu có).
Những thắc mắc khi tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Tất cả tranh chấp về sở hữu trí tuệ là tranh chấp dân sự?
Không phải tất cả tranh chấp về sở hữu trí tuệ đều là các tranh chấp dân sự. Vì khoản 2, Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự thì các tranh chấp có mục đích mang lại lợi nhuận theo quy định trên được xem là tranh chấp kinh doanh thương mại.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ?
Thông thường, những tranh chấp về sở hữu trí tuệ được Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết. Tuy nhiên, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ có tài sản ở nước ngoài, tài sản cần ủy thác cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Tòa nước ngoài; tranh chấp mà cả 2 bên đều có mục đích lợi nhuận thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ lúc này thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.
Phương thức giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ được sử dụng phổ biến?
Khi phát sinh tranh chấp về sở hữu trí tuệ, các bên có thể lựa chọn các phương án giải quyết nhanh chóng và hiệu quả sau:
Phương án hòa giải, thương lượng
Việc sử dụng phương thức giải quyết bằng thương lượng, hòa giải sẽ giúp các bên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trên tinh thần tự nguyện các bên mà không phải bị một chế tài bắt buộc nào. Vì vậy, khi các bên xảy ra tranh chấp về sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Nếu bạn không có thời gian để tham gia giải quyết tranh chấp. Hãy để Luật Hùng Bách đại diện theo uỷ quyền của khách hàng để tham gia các buổi hoà giải, thương lượng bảo vệ quyền và lợi ích tối đa cho khách hàng.
Phương án khởi kiện ra tòa án
Trường hợp các bên không thể thương lượng; hòa giải thì có quyền khởi kiện ra Tòa án theo quy định pháp luật. Đây là phương thức được lựa chọn phổ biến vì thủ tục pháp luật nghiêm ngặt, quyết định có tính cưỡng chế và bắt buộc thi hành.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ
Để có thể tư vấn cho quý khách hàng mang lại hiệu quả và chính xác, Luật Vạn Phúc sẽ giải quyết tùy vào từng trường hợp của khách hàng. Với những kinh nghiệm mà chúng tôi đã tích góp được qua nhiều năm hoạt động, cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, tận tâm, trách nhiệm làm việc cao sẽ đảm bảo mang lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Nội dung công việc mà chúng tôi thực hiện liên quan đến giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ như sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật, quyền và lợi ích của các bên trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ;
- Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ để hỗ trợ trong việc chứng minh yêu cầu khởi kiện có cơ sở và hợp pháp;
- Nghiên cứu và soạn thảo đơn khởi kiện cho khách hàng và đại diện khách nộp và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Luật sư sẽ tham gia vào quá trình thương lượng, thỏa thuận giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ theo phương thức mà khách hàng lựa chọn giải quyết;
- Luật sư tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng;
Việc giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ là một trong những thủ tục rườm rà và khó khăn bởi nó được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời nhiều thuật ngữ diễn tả khó hiểu, gây trở ngại trong việc tìm hiểu cho người thực hiện.
Chúng tôi thấy rằng, khách hàng khi có tranh chấp về sở hữu trí tuệ nên nhận sự hỗ trợ từ các luật sư có kinh nghiệm để có thể đảm bảo được quyền lợi của mình trong quá trình giải quyết. Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết trên của Luật Vạn Phúc nếu đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!
Bài viết liên quan khác: