Chúng ta có thể thấy, thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay của nước ta đang ở mức “báo động đỏ” do vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường. Vì vậy, mọi cơ sở kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải tuân thủ các quy định liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Để nắm rõ được thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy được các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hay dịch vụ ăn uống. Nếu đơn vị nào đang sở hữu loại giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay chứng chỉ này, có nghĩa là đơn vị đó đang cung cấp đến cho khách hàng nguồn thực phẩm sạch, an toàn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tiếng anh là gì?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tiếng anh là “Certificate of food hygiene and safety is a certificate of eligibility for food safety, issued by a competent State agency to establishments, production and business factories in the field of food safety this area”.
Trường hợp nào phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- – Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Tuy nhiên, các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Điều kiện cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi xác định cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình thuộc diện phải xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm thì chủ cơ sở, kinh doanh cần quan tâm đến điều kiện trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
- Cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp phải có đăng ký ngành nghề, kinh doanh sản phẩm liên quan đến thực phẩm có trong giấy đăng ký kinh doanh.
- Có địa điểm cơ sở sản xuất hay nhà máy, có diện tích thích hợp với quy mô sản xuất, địa điểm sản xuất có khoảng cách an toàn với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Cơ sở sản xuất phải đạt quy chuẩn kỹ thuật.
- Có đầy đủ trang thiết bị để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói theo quy trình sản xuất thực phẩm.
- Cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý chất thải theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Cơ sở sản xuất, nhà máy phải tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn cũng phải đảm bảo điều kiện trước khi làm thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
- Bếp ăn phải được bố trí đảm bảo không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Nước phải đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Nhà hàng ăn uống phải thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu gom chất thải, rác thải hằng ngày.
- Người đứng đầu đơn vị nhà hàng ăn uống phải đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Một trong những thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng là việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Một hồ sơ xin cấp phép phải đầy đủ các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở theo mẫu.
- Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm.
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
- Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
- Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
Quy trình làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trong thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như đã trình bày ở trên là rất quan trọng để tránh những trường hợp hồ sơ bị trả về nhiều lần gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Nộp tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi hoàn thiện hồ sơ trong thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tùy thuộc vào ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký mà việc nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép sẽ khác nhau.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ quan quản lý an toàn thực phẩm sẽ do bộ vệ sinh an toàn thực phẩm quản lý và cấp phép, trong đó:
- Bộ Y tế quản lý cấp phép an toàn thực phẩm cho các đơn vị như sau: cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất nước đóng chai, đóng bình; sản xuất nước khoáng thiên nhiên; thực phẩm chức năng; sản phẩm vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; cơ sở sản xuất hương liệu thực phẩm; phụ gia thực phẩm; vật liệu bao gói và chứa đựng thực phẩm.
- Bộ Công Thương quản lý cấp phép an toàn thực phẩm đủ điều kiện cho các đơn vị như: cơ sở sản xuất bia; rượu, cồn và đồ uống có cồn; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; Các loại bánh, mứt, kẹo.
- Bộ Nông Nghiệp quản lý cấp phép an toàn thực phẩm đủ điều kiện cho các đơn vị như: sản xuất ngũ cốc; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; sản xuất thịt; thủy sản; trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong; điều; cacao; muối,…
- Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả
Sau khi cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ cấp giấy phép an toàn thực phẩm lên cơ quan có thẩm quyền thì trong 15 ngày làm việc, cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và thành lập đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra về hồ sơ, điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm của cơ sở.
Nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng đầy đủ điều kiện thì cơ quan sẽ đồng ý cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp. Nếu không đồng ý cấp phép thì cơ quan cũng sẽ có văn bản nêu rõ lý do từ chối.
Thời hạn cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Lệ phí cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Chi phí làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Phí làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm: 150.000đ/lần cấp
- Phí thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: 500.000đ/1 lần/ 1 cơ sở.
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đ/lần/cơ sở
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000đ/lần/cơ sở.
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm có doanh thu > 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000đ/lần/cơ sở
- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm; Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000đ/ lần/cơ sở.
- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1.000.000đ/lần/cơ sở.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Nếu trong quá trình tìm hiểu khách hàng còn có vướng mắc về thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến điều kiện, quy trình xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp chế nhiều nă kinh nghiệm thực chiến trên thị trường pháp lý, Công ty TNHH Luật Vạn Phúc tự tin với các dịch vụ liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được:
- Tư vấn, hỗ trợ trọn gói các dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi phát sinh hồ sơ, bổ sung hồ sơ cấp phép.
- Đại diện đóng phí xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Nhận giấy chứng nhận và gửi đến tận tay khách hàng.
- Thời gian xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện nhanh, giảm thiểu tối đa các thủ tục rắc rối.
Đọc thêm
5 kinh nghiệm đáng giá khi xin cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm