Sản xuất, kinh doanh hóa chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện căn cứ theo Luật Đầu tư 2020. Bởi đặc tính nguy hiểm, độc hại của hóa chất nên cá nhân, tổ chức muốn than gia vào hoạt động kinh doanh này phải đạt đủ điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể, khi cá nhân, doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực hóa chất thì phải đăng ký kinh doanh và phải làm thủ tục xin Giấy phép đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất. Tùy theo từng lĩnh vực đầu tư mà doanh nghiệp hay nhà đầu tư phải làm thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến hóa chất, như: xin cấp giấy phép kinh doanh hoá chất; giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế; giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm; giấy phép kinh doanh hóa chất có điều kiện;… và còn nhiều loại giấy phép khác liên quan tới lĩnh vực hóa chất nữa. Để tìm hiểu rõ vấn đề trên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Tổng quan về giấy phép hóa chất dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Luật về Hóa chất (Số 06/2007/QH12);
- Nghị định Sổ 113/2017/ND-CP hướng dẫn cho việc thực thi một số điều khoản cụ thể về Luật Hóa chất;
- Thông tư Sổ 32/2017/TT-BCT Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- Nghị định 42/2020/NĐ-CP Quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa
Một số loại giấy phép về hóa chất
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu khái niệm Giấy phép kinh doanh hóa chất là gì?
Hóa chất là một đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp chất. Nó được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Sản xuất hóa chất là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích. Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Vậy Giấy phép kinh doanh hóa chất (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh hóa chất, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau đây là một số loại giấy phép về hóa chất phổ biến:
Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế
* Hóa chất hạn chế là các chất, hỗn hợp thuộc các chất hóa học nằm trong danh sách các hóa chất hạn chế, được quy định tại phụ lục II kèm theo trong NĐ 113/2017/NĐ-CP
Tùy vào mức độ độc hại, hóa chất hạn chế được phân cấp, tùy theo mức độ độc hại của từng hóa chất, hỗn hợp như sau:
- Cấp 1: những chất độc cấp tính.
- Cấp 1A, 1B: những chất độc gây ung thư, làm đột biến tế bào mầm cấp và các chất có độc tính sinh sản.
Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế là một loại giấy phép, dùng để xin cấp phép hành ngành nghề kinh doanh. Chi tiết những điều kiện, quy định mà những người trong ngành có thể thỏa mãn để được cấp giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ – CP.
* Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Các giấy tờ quy định từ điểm b đến điểm k khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;
c) Bản giải trình kế hoạch kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép.
( Khoản 2 Điều 26 Nghị định 113/2017/NĐ-CP)
Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm
* Khái niệm hóa chất nguy hiểm được giải thích như sau: là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Các loại và nhóm hóa chất nguy hiểm được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP bao gồm:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ:
- Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
- Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
- Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
- Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
- Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
- Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
- Khí dễ cháy.
- Khí không dễ cháy, không độc hại.
- Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; Chất có khả năng tự bốc cháy; Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5: Chất oxi hóa; Peroxit hữu cơ.
Loại 6: Chất độc, Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
* Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm loại 5, loại 8 bao gồm:
Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo mẫu quy định.
Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hóa chất.
Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp pháp do cơ quan nhà nước cấp.
Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hóa chất nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa hóa chất nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.
- Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bao gồm:
Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hóa chất.
Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực.
Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm.
Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm.
Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển;
Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài .
- Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm:
Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hóa chất hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã;
Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
Bản sao hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hóa chất hóa thuốc bảo vệ thực vật;
Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hóa chất hoá nguy hiểm.
Giấy phép kinh doanh hóa chất có điều kiện
* Hóa chất kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:
Chất có trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục I và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định này được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:
a) Nguy hại vật chất cấp 1, 2, 3 hoặc kiểu A, B, C và D;
b) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 2, 3;
c) Tổn thương nghiêm trọng, kích ứng mắt cấp 1, 2/2A;
d) Ăn mòn, kích ứng da cấp 1, cấp 2;
đ) Tác nhân gây ung thư, đột biến tế bào mầm, độc tính sinh sản cấp 2;
e) Nguy hại môi trường cấp 1.
* Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh hóa chất có điều kiện: Khoản 2 Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP và Nghị định 17/2020/NĐ-CP
a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất;
b) Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
c) Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
d) Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
e) Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
g) Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định này phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
* Hồ sơ để cấp giấy phép kinh doanh hóa chất có điều kiện:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
h) Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
i) Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định
Giấy phép nhập khẩu hoá chất
Hoá chất là một mặt hàng có độ phức tạp cao về tính chất, đặc biệt đối với các loại hoá chất có tính gây hại cao, có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Vì vậy, khi nhập khẩu hóa chất phải tiến hành khai bảo và xin giấy phép của Bộ Công thương. Từ đó giúp cơ quan nhà nước có thể dễ dàng quản lý chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến hóa chất nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu hóa chất được hiểu là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ thể nhất định nhằm cho phép chủ thể đó đưa hóa chất vào lãnh thổ Việt Nam theo những điều kiện về nhập khẩu hóa chất.
* Điều kiện để được cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất: liên kết với bài Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất
Theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
* Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất: liên kết với bài Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất
Nghị định số 38/2014/NĐ-CP và Nghị định 17/2020/NĐ-CP
Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hoá chất
Kinh doanh hóa chất là hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất là chứng từ mà cơ quan nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
* Điều kiện để cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất: liên kết với bài Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hóa chất
* Hồ sơ để cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất
Giấy phép sử dụng hóa chất
Hóa chất là rất nguy hiểm độc hại, không an toàn. Điều này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó, việc sử dụng đúng cách mang lại cho con người những lợi ích mà những chất khác không thể thay thế được. Việc được sử dụng hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn của các doanh nghiệp phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng hóa chất
* Điều kiện để cấp giấy phép sử dụng hóa chất
Là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
Có năng lực tài chính để thực hiện các lĩnh vực hoạt động hóa chất đề nghị cấp giấy phép.
Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo đúng thiết kế kỹ thuật được duyệt, được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật hiện hành.
Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, sản xuất phải có bằng cấp chuyên ngành hóa hoặc kỹ thuật phù hợp. Đội ngũ công nhân trực tiếp vận hành phải được đào tạo và kiểm tra quy trình vận hành và quy trình an toàn.
Các thiết bị của nhà máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn lao động.
Bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật
* Hồ sơ để cấp giấy phép sử dụng hóa chất
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn của máy và thiết bị;
Bản thuyết minh nguồn gốc hoá chất, khối lượng sử dụng trong tháng, lượng lưu trữ lớn nhất trong kho.
Giấy phép sản xuất hóa chất
Sản xuất hóa chất là những hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích. Bởi tính đặc thì của hóa chất là vô cùng độc hại nên khi Doanh nghiệp muốn sản xuất hóa chất phải có sự đồng ý thông qua Giấy phép sản xuất hóa chất.
* Điều kiện để cấp giấy phép sản xuất hóa chất: liên kết với bài Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất hóa chất
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1 Điều 9 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
* Hồ sơ để cấp giấy phép sản xuất hóa chất : liên kết với bài Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất hóa chất
Trình tự làm giấy phép hóa chất
Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Tùy vào loại giấy phép liên quan tới ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà đầu tư sẽ chuẩn bị những bộ hồ sơ, giấy tờ cần thiết liên quan như đã nêu ở mục 2 của bài viết để được cấp giấy phép hóa chất.
Nộp tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị được hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hóa chất tại các cơ quan có thẩm quyền tương ứng, cụ thể:
Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương
Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ
Giấy phép kinh doanh hóa chất có điều kiện: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thẩm định và cấp
Giấy phép nhập khẩu hóa chất: Bộ Công thương có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thẩm định và cấp.
Giấy phép sản xuất hóa chất: cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và thời hạn giải quyết hồ sơ được quy định tương tự như đối với Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.
Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả
Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế: Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm: trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân
Giấy phép kinh doanh hóa chất có điều kiện: 12 ngày làm việc, không tính thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho hợp lệ
Giấy phép nhập khẩu hóa chất: Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công thương có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân điều chỉnh bổ sung hồ sơ. Đối với hóa chất Bảng 1, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đối với hóa chất Bảng 2, 3, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất.
Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, Luật Vạn Phúc đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tổng quan các loại giấy phép hóa chất. Sản xuất, kinh doanh hóa chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên việc xin cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hay giấy phép kinh doanh hóa chất là điều kiện bắt buộc khi Quý doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh hóa chất.
Đọc thêm: