Để phù hợp với quy mô, nhu cầu của công ty thì pháp luật cho phép doanh nghiệp được thực hiện thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp để không phải chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm: hồ sơ, quy trình, thủ tục thực hiện như thế nào không phải ai cũng biết.
Vì vậy, Luật Vạn Phúc xin gửi đến quý bạn đọc về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé! Chúng tôi hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho các cá nhân, doanh nghiệp đang tìm hiểu.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?
Chúng ta có thể hiểu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp để phù hợp với quy mô cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp số lượng thành viên tối thiểu của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một thủ tục cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, tránh nguy cơ giải thể.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm các hình thức dưới đây:
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần
Phương thức chuyển đổi được thực hiện như sau:
- Chuyển đổi nhưng không huy động thêm tổ chức hoặc cá nhân góp vốn, không thực hiện bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi bằng phương thức huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác;
- Có thể thực hiện chuyển đổi bằng việc kết hợp 3 phương thức trên.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Cổ phần thành Công ty TNHH 1 thành viên
- Việc chuyển đổi được thực hiện bằng phương thức chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tất cả các cổ đông trong Công ty cho một cổ đông nhận chuyển nhượng;
- Tổ chức hoặc cá nhân khác (không phải là cổ đông công ty) nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tất cả cổ đông trong công ty;
- Công ty không đáp ứng được số lượng cổ đông tối thiểu trong thời gian mà Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Cổ phần chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Phương thức chuyển đổi Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên tương tự như Chuyển đổi Công ty TNHH sang Công ty Cổ phần. Trong đó, phương thức chuyển đổi được thực hiện như sau:
- Việc Chuyển đổi không huy động thêm cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần cho một tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thực hiện bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi kết hợp giữa các phương thức trên.
Chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang Công ty TNHH
Việc chuyển đổi theo hình thức này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định sau đây:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời phải là chủ sở hữu công ty đối với Công ty TNHH 1 thành viên hoặc thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết bằng văn bản sẽ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ chưa thanh toán, các khoản nợ đến hạn bằng toàn bộ tài sản của mình;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thỏa thuận với khách hàng đối với những hợp đồng chưa thanh lý bằng văn bản về việc chuyển đổi doanh nghiệp;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản với thành viên góp vốn về việc sẽ tiếp tục tiếp nhận và sử dụng nguồn lao động hiện tại doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Để tránh sai sót, cũng như thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, doanh nghiệp có sự điều chỉnh loại hình công ty cần chú ý thủ tục sau:
- Đầu tiên, doanh nghiệp cần mở cuộc họp để quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ chuyển đổi loại hình theo quy định;
- Nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty chuyển đổi.
- Thực hiện thủ tục cấp đổi con dấu cho công ty.
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Thủ tục với phòng đăng ký kinh doanh
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần chuyển bị các giấy tờ cơ bản sau:
- Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Biên bản họp khi có sự thay đổi loại hình doanh nghiệp;
- Giấy đề nghị chuyển đổi loại hình Công ty
- Danh sách thành viên trong trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần;
- Dự thảo Điều lệ Công ty được chuyển đổi;
- Hợp đồng chuyển nhượng.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đã đăng ký trụ sở chính. Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Người đại diện thực hiện thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp có sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho công ty.
Thủ tục với cơ quan thuế
Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận thay đổi loại hình công ty thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục quyết toán thuế và thay đổi con dấu đồng thời thông báo đến cơ quan quản lý thuế về việc thay đổi loại hình doanh nghiệp.
Câu hỏi về chuyển đổi loai hình doanh nghiệp
Một số câu hỏi về chuyển đổi loai hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp không được chuyển đổi?
- Không được chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân sang Công ty Cổ phần;
- Công ty TNHH 1 thành viên/Công ty TNHH chỉ có duy nhất 2 thành viên không được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần;
Lưu ý: Khi công ty thay đổi loại hình doanh nghiệp khác đáp ưng các điều kiện tương ứng với loại hình điều chỉnh.
Thời gian chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi từ doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay?
Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 thì hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên và ngược lại;
- Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH;
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần, công ty TNHH.
Dịch vụ tư vấn hỗ trợ về pháp lý doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn hỗ trợ về pháp lý chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của luật Vạn Phúc
Luật Vạn Phúc tự tin là đơn vị chuyên tư vấn về pháp lý doanh nghiệp cho khách hàng. Đến với dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trọn gói và có cơ hội cùng làm việc vớ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho khách hàng chất lượng, sự hài lòng nhất khi lựa chọn dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Luật Vạn Phúc. Quý khách hàng liên hệ cho chúng tôi sẽ nhận được:
- Tư vấn toàn bộ những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ; đồng thời đưa ra những ưu và nhược điểm của từng loại hình để khách hàng lựa chọn phù hợp;
- Đại diện khách hàng chuẩn bị tài liệu và soạn thảo hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Đòng thời thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận kết quả và giao tận tay cho khách hàng nhanh chóng;
- Thực hiện hoàn tất cấp đổi con dấu và công bố mẫu dấu.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục, quy trình thực hiện hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hãy liên hệ ngay cho Luật Vạn Phúc để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn nhé!
Xem thêm:
Tư vấn luật doanh nghiệp mới nhất 2022 cùng luật Vạn Phúc