Nhắc đến đặt cọc chắc ai cũng biết đây là một biện pháp bảo đảm được sử dụng khá phổ biến trong các giao dịch mua bán các tài sản lớn như: nhà, đất,…Vì vậy, việc xác lập hợp đồng đặt cọc trong đó có hợp đồng đặt cọc mua nhà làm sao để có giá trị pháp lý là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Hiểu được nhu cầu của khách hàng, dưới đây Luật Vạn Phúc xin chia sẻ đến quý bạn đọc các quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc mua nhà. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015;
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đặt cọc mua nhà là gì?
Đặt cọc mua nhà có thể hiểu là một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hợp đồng mua nhà trong tương lai được thực hiện.
Một số quy định về hợp đồng đặt cọc mua nhà
Quyền, nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng cọc nhà
Khi soạn hợp đồng đặt cọc mua nhà, quyền và nghĩa vụ là những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Việc nắm bắt những đặc quyền cũng như nghĩa vụ bắt buộc của mình sẽ là phương thức giải quyết hợp lý khi xảy ra tranh chấp.
- Quyền, nghĩa vụ của bên đặt cọc mua nhà
– Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
– Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;
– Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.
– Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc;
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhận cọc mua nhà
– Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;
– Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
– Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
Điều kiện chủ thể và đối tượng hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Chủ thể:
Chủ thể giao kết hợp đồng đặt cọc mua nhà bao gồm: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Để hợp đồng cọc nhà có hiệu lực thì hai bên thực hiện giao kết phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tham gia giao dịch đặt cọc mua nhà một cách tự nguyện.
- Đối tượng:
Đối tượng hợp đồng đặt cọc nhà là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm như sau:
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Vi phạm hợp đồng đặt cọc mua nhà
Khi một bên từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì mức phạt cọc được thực hiện như sau:
– Trường hợp hợp đồng được giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều kiện để hợp đồng đặt cọc mua nhà có hiệu lực
Hợp đồng đặt cọc mua nhà là một giao dịch dân sự, để hợp đồng có hiệu lực thì bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc phải đáp ứng cá điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, trong đó:
- Chủ thể tham gia phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà
Khi thực hiện giao dịch mua nhà, hai bên thường ký hợp đồng đặt cọc để bảo đảm việc mua nhà được thực sau một thời gian đã thỏa thuận. Vậy, hình thức và nội dung hợp đồng đặt cọc mua nhà được thể hiện như thế nào? Quý khách hàng có thể tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà tại đây.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——–
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v Mua nhà)
Hôm nay, ngày …tháng … năm 20…. tại ……………. …………………………………..……..
TP ….., chúng tôi gồm có:
- Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
- Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):
Họ và tên chủ hộ:………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Các thành viên của hộ gia đình bên bán (bên B):
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
III. Cùng người làm chứng:
1.Ông(Bà): ……………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
2.Ông(Bà): ……………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
- Hai bên đồng ý thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1:TÀI SẢN ĐẶT CỌC
Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:………… ………………………………….
Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………..
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC
Thời hạn đặt cọc là: …………………….…, kể từ ngày …… tháng ………. năm 2010
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC
1.Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại ………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán đất thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại : ……………………………..
…………………………….……………………….. với diện tích là ………….. .m2
giá bán là ………………………………………………….………………………………………..
- Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả ………………………………………………………………………………………………………
khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà Nước, ……………………. ….
……………………………………………………………………………………………………..
sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước. Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
- Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
- a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;
- b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;
- Bên A có các quyền sau đây:
- a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc đạt được);
- b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
- Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
- a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);
- b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);
- c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.
- Bên B có các quyền sau đây:
Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được).
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.
ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
- Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A
ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
- Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
- Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.
- Hợp đồng có hiệu lực từ: …………………………………………………………….………….
Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.
Hà nội,ngày …tháng ..… năm 20…..
Bên A
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Bên B
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Người làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
Dưới đây là những lưu ý mà Luật Vạn Phúc muốn gửi đến quý khách hàng khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của mình và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
– Trước khi mua một ngôi nhà, bạn cần xem xét tính pháp lý của nó như: nhà có thuộc khu quy hoạch hay quy hoạch treo không, có đang tranh chấp hoặc là đối tượng đảm bảo của một giao dịch nào khác như thế chấp, bảo lãnh, ủy quyền,…Việc xác định như vậy sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro có thể xảy ra: mất tiền cọc, nhà mua không bán được,…
– Cần quy định một cách rõ ràng về mục đích đặt cọc. Tiền cọc để bảo đảm cho giao kết hợp đồng được thực hiện hay được xem như một khoản thực hiện hợp đồng (tiền trả trước). Đồng thời, hai bên cần thỏa thuận và thiết lập những phương án xử lý tiền cọc khi hợp đồng mua nhà được giao kết, hai bên có thể lựa chọn chuyển đổi tiền cọc thành nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, được hoàn trả hay giữ nguyên đến khi kết thúc hợp đồng,…
– Hợp đồng đặt cọc mua nhà cần công chứng để bảo vệ lợi ích và là căn cứ cho những rủi ro về tranh chấp sau này.
– Thông thường, một hợp đồng đặt cọc mua nhà cần soạn đầy đủ các nội dung quan trọng sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng (nhà ở);
- Thời hạn đặt cọc;
- Giá chuyển nhượng;
- Số tiền đặt cọc;
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc;
- Phương thức giải quyết khi các bên có tranh chấp;
- Cam kết của các bên (tình trạng pháp lý của ngôi nhà, giấy chứng nhận, không thế chấp, còn thời hạn sử dụng,…);
- Điều khoản thi hành.
Một số câu hỏi thường gặp
Phí công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà?
Phí công chứng hợp đồng đặt cọc tùy vào giá trị đặt cọc và thù lao công chứng là 70.000 đồng/15.000 trang theo quy định Thông tư 257/2016/TT-BTC.
Giải quyết tiền cọc khi hợp đồng mua nhà không được giao kết?
Đối với trường hợp hợp đồng mua nhà không được thực hiện thì tài sản đặt cọc được giải quyết như sau:
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc mua nhà thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc bán nhà thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua nhà
Theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua nhà vì đây là tranh chấp dân sự.
Còn đối với hợp đồng đặt cọc mua nhà có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vạn Phúc về quy định pháp luật hợp đồng đặt cọc mua nhà. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý khách hàng còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý thì liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được:
- Tư vấn các vần đề pháp lý liên quan đến hợp đồng đặt cọc nói chung và hợp đồng đặt cọc mua nhà nói riêng;
- Thay mặt khách hàng soạn thảo hợp đồng đặt cọc, hỗ trợ công chứng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi có tranh chấp xảy ra;
- Đại diện khách hàng thực hiện giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua nhà;
- Chúng tôi đảm bảo thời gian thực hiện và hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho khách hàng.
Đọc thêm: