Hiện nay nhiều thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam với mục tiêu phát triển và mở rộng kinh doanh ngày càng phổ biến. Việc thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và rủi ro phát sinh trong việc thực hiện chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là gì? Từ đó có thể khắc phục được những khó khăn, hậu quả do sai phạm trong quá trình hoạt động chi nhánh của mình.
Định nghĩa Chi nhánh. Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Chi nhánh được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 “là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
- Theo đó, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (Khoản 7 Điều 3 Luật thương mại 2005).
Như vậy, công ty nước ngoài được phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên, Chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam chỉ thực hiện các công việc theo sự ủy quyền của công ty mẹ, được thành lập một cách hợp pháp và có cơ cấu tổ chức đầy đủ. Công ty mẹ sẽ cung cấp nguồn vốn cho chi nhánh và chịu trách nhiệm hoàn toàn về nguồn vốn đó.
Chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Đối tượng được phép thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì thương nhân nước ngoài được phép mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật;
- Thương nhân nước ngoài đã được hoạt động không dưới 05 năm kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp;
- Nội dung hoạt động của Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp các nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đầy đủ 4 điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Được thành lập theo hình thức xác định và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký thành lập công ty;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm: bộ máy điều hành, bộ máy chuyên môn, chứng minh được khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh sinh lời;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Chúng ta có thể thấy chi nhánh chỉ là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Mặc dù, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, tài khoản riêng. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn chưa độc lập về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính tham gia vào các quan hệ pháp luật. Vì vậy có thể khẳng định chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam không có tư cách pháp nhân.
Quyền hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là hoạt động sinh lời trong các ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại. Trong đó, chi nhánh có rất nhiều quyền lợi sẽ thúc đẩy hoạt động sinh lời như:
- Được phép thuê trụ sở, văn phòng, mua các phương tiện và vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh;
- Có thể tuyển dụng lao động Việt Nam, người nước ngoài để là việc tại Chi nhánh theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động quy định trong giấy phép thành lập chi nhánh;
- Có con dấu mang tên chi nhánh theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Mở tài khoản bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của chi nhánh;
- Được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh các quyền lợi mà chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện thì chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được phép:
- Người đứng đầu chi nhánh không được kiêm nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khác hoặc cùng một thương nhân nước ngoài; người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được phép thành lập nhiều hơn một chi nhánh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Vì vậy, thương nhân nước ngoài muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của Việt Nam để tránh những rủi ro, khó khăn trong quá trình vận hành hoạt động chi nhánh.
Trách nhiệm của Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Do chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là hoạt động với mục đích sinh lời nên chi nhánh thương nhân nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theo quy định pháp luật Việt Nam, cụ thể:
- Thực hiện các chế độ kế toán theo quy định pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ tài chính nước Việt Nam chấp thuận.
- Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Xử phạt vi phạm về hoạt động Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam
Trong quá trình thực hiện chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam cần được quản lý và theo dõi chặt chẽ. Các trường hợp không tuân thủ các thủ tục theo quy định pháp luật Việt Nam sẽ bị xử phạt. Dưới đây là một số mức xử phạt mới nhất trong quản lý chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Đối với các hành vi kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các trường hợp vi phạm sau:
- Cho thuê lại trụ sở chi nhánh, hoạt động không đúng địa chỉ trong giấy phép thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Không thực hiện báo cáo các tài liệu liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Không thực hiện điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh trong các trường jowpj pháp luật quy định;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những hoạt động không đúng với nội dung trong giấy phép; người đứng đầu chi nhánh kiêm nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài đó;
Đối với các chi nhánh đã chấm dứt hoạt động nhưng vẫn tiếp tục hoạt động hiacwj vẫn tiếp tục hoạt động khi cơ quan quản lý nhà nước đã thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH Tư vấn Vạn Phúc Luật về chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam muốn chia sẻ đến cho quý bạn đọc. Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn về pháp lý liên quan đến chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam hay sử dụng dịch vụ trọn gói những thủ tục liên quan đến thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn một cách tốt nhất.
Việc không tuân thủ các chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam và các hạn chế mà chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được phép sẽ mang nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động chi nhánh về sau. Vì vậy, tìm kiếm Công ty Luật tư vấn uy tín trên thị trường cũng là vấn đề quan tâm của nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Với các chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam Công ty TNHH Tư vấn Vạn Phúc Luật sẽ:
- Hỗ trợ tư vấn các giấy tờ liên quan đến thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh.
- Xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế, lệ phí mà văn phòng đại diện phải nộp trong quá trình hoạt động.
- Đăng ký cấp con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu cho Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến mở tài khoản ngân hàng.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Hoàn thiện hồ sơ, rà soát khắc phục rủi ro, thực hiện các yêu cầu phát sinh và thực hiện các quy định pháp luật theo hướng tối ưu nhất cho chi nhánh.
Đọc thêm
Quy trình, thủ tục thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài