Đất đai là lĩnh vực luôn tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp và khó khăn nhất trong các loại tranh chấp. Pháp luật quy định quyền mở lối đi qua là một quyền chính đáng của người sử dụng đất hoặc BĐS liền kề. Để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về quyền mở lối đi qua, Luật Vạn Phúc xin gửi đến quý khách hàng bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015.
- Luật Đất đai 2013.
Quyền mở lối đi qua là gì?
Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Chương XIV của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), quyền đối với BĐS liền kề là quyền được thực hiện trên một BĐS (sau đây chúng tôi xin gọi là BĐS chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một BĐS khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là BĐS hưởng quyền). Và một trong các quyền đối với BĐS liền kề đó là quyền về lối đi qua được quy định tại Điều 254 BLDS 2015.
Quy định của pháp luật về quyền mở lối đi qua
Quy định về quyền mở lối đi qua của chủ BĐS bị vây bọc
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu có BĐS bị vây bọc bởi các BĐS liền kề khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì chủ sở hữu đó có quyền yêu cầu chủ sở hữu BĐS vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Quy định về điều kiện được hưởng quyền của chủ BĐS bị vây bọc
Để được hưởng quyền về lối đi qua, chủ BĐS bị vây bọc cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Chủ của BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của chủ BĐS khác mà không có hoặc không đủ lối di ra đường công cộng
- Lối đi sẽ được mở trên BĐS liền kề nào thuận tiện và hợp lý nhất
- Vị trí, giới hạn chiều dài, rộng, cao của lối đi sẽ do các bên thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật.
Quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp
- Chủ sở hữu BĐS được hưởng quyền về lối đi qua có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Khi phân chia lối đi phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLDS 2015 mà không có đền bù.
Quy định về vị trí, kích thước lối đi qua
Luật quy định về vị trí, kích thước lối đi qua sẽ do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.
Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Quy định về hiệu lực của quyền mở lối đi qua
Quyền mở lối đi qua sẽ có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi BĐS được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác
Quy định về quyền chấm dứt đối với lối đi qua
Quyền đối với lối đi qua sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Khi BĐS hưởng quyền và BĐS chịu hưởng quyền đều thuộc quyền sở hữu của một người
- Việc các chủ thể sử dụng, khai thác BĐS sẽ không phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
- Theo thỏa thuận của các bên tranh chấp
- Theo quy định của pháp luật.
Giải quyết tranh chấp lối đi qua
Có thể nói, tranh chấp về lối đi qua là một dạng tranh chấp đất đai. Khi có tranh chấp về lối đi qua, các chủ thể liên quan sau khi thỏa thuận hoặc tự hòa giải không thành thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, hiện nay có 3 hình thức giải quyết tranh chấp lối đi qua.
Thỏa thuận | Hòa giải tại cơ sở | Khởi kiện | |
Khái niệm | Các bên tự thỏa thuận, thương lượng với nhau nhằm đi đến hướng giải quyết. Phương pháp này không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chỉ diễn ra giữa các bên liên quan | Đây là phương thức được nhà nước khuyến khích thực hiện khi xảy ra tranh chấp. Phương thức này sẽ có sự tham gia của bên thứ ba là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng sẽ dựa trên sự thỏa thuận của các bên có liên quan | Khi không đạt được thỏa thuận hoặc hòa giải không thành thì các bên sẽ tiến hành khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết |
Ưu điểm | Đỡ tốn kém chi phí, thời gian tố tụng. | Hòa khí, hạn chế tốn kém chi phí tố tụng. | Có hướng giải quyết nhanh chóng dựa vào phán quyết của cơ quan có thẩm quyền, mang lại kết quả rõ ràng. |
Nhược điểm | Đôi khi do mâu thuẫn lợi ích quá gay gắt nên các bên sẽ không đạt được thỏa thuận của mình | Vì là hòa giải nên nếu một bên không đồng ý thì các bên cũng sẽ khó đạt được thỏa thuận, không dung hòa lợi ích với nhau. | Tốn kém chi phí, thời gian đi lại |
- Nên lựa chọn hình thức nào để giải quyết tranh chấp
Pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 đều khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp trước. Nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận thì có thể yêu cầu sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặt khác, đối với tranh chấp liên quan đến việc ai là người có quyền sử dụng đất mà các bên tranh chấp chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật đất đai thì được xem là chưa đủ điều kiện để khởi kiện ra Tòa án. Do vậy, chúng tôi nhận thấy, hình thức tự thỏa thuận hay hòa giải tại cơ sở là phương thức tối ưu hơn.
Nêu một số câu hỏi thường gặp
Lối đi có thể được mở trên bất kì BĐS nào gần đó ?
Không phải lối đi có thể được mở trên BĐS nào tùy thích mà cần phải theo quy định của pháp luật. Cụ thể, lối đi sẽ được mở trên BĐS liền kề nào được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của BĐS bị vây bọc và đặc biệt là thiệt hại gây ra là ít nhất cho BĐS có mở lối đi.
Quyền về lối đi qua BĐS liền kề có thể được xác lập thông qua hình thức nào ?
Quyền về lối đi qua BĐS liền kề có thể được xác lập thông qua văn bản thỏa thuận giữa các bên liên quan hoặc văn bản giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Tranh chấp đất đai luôn là một trong các tranh chấp phức tạp với nhiều thủ tục, nhiều hồ sơ cần chuẩn bị. Khi xảy ra tranh chấp về lối đi qua (một dạng của tranh chấp đất đai) có thể quý khách hàng sẽ băn khoăn không biết phải nên làm thế nào ? Nên giải quyết thông qua con đường nào hay chuẩn bị những hồ sơ nào…Và rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề tranh chấp này. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tối ưu nhất, Luật Vạn Phúc với đội ngũ luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu về pháp luật đất đai luôn sẵn sang hỗ trợ từ vấn cho quý khách.
Trường hợp nào bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa án ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, trong trường hợp đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xem là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Vậy, đối với trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa.
Cần chuẩn bị giấy tờ nào để khởi kiện tranh chấp lối đi qua ?
Để khởi kiện tranh chấp lối đi qua, cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Đơn khởi kiện đề nghị giải quyết tranh chấp đối với lối đi chung
- Biên bản hòa giải của các chủ thể tranh chấp tại UBND cấp xã nơi có đất
- Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh tranh chấp: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác…
Trên đây là các quy định về quyền mở lối đi qua theo bộ luật dân sự mới nhất quy định. Nếu quý khách hàng cảm thấy còn nhiều khúc mắc chưa được giải đáp quý khách có thể sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp lối đi qua của luật Vạn Phúc. Chúng tôi cam kết thời hạn và chi phí khi sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp lối đi qua của Luật Vạn Phúc, sẽ đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ thỏa thuận, tuân thủ đúng quy định pháp luật với chi phí vô cùng hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. Khi dùng dịch vụ, quý khách hàng sẽ không phải đi lại nhiều mà đội ngũ nhân viên Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng nhiệt tình và tận tâm.
Đọc thêm:
Hiểu rõ về quy định tranh chấp lối đi chung của luật đất đai