Bạn đang tìm hiểu về tranh chấp đất đai là gì và cách giải quyết các vấn đề về tranh chấp đất đai như thế nào. Bài viết dưới đây, Luật Vạn Phúc sẽ giúp bạn làm rõ nội dung liên quan đến tranh chấp đất đai như sau:
Tranh chấp đất đai là gì? Khái niệm tranh chấp
Hiến pháp 2013 Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân; do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Khoản 24/Điều 3/Luật đất đai 2013: tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tranh chấp đất đai có thể là tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai; là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ, lợi ích, giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì?
Đối với việc tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất có nghĩa là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp về một mảnh đất nào đó. Về bản chất, khi giải quyết tranh chấp này, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định được quyền sử dụng đất thuộc về ai.
Đặc điểm của tranh chấp đất đai
- Về chủ thể: Chủ thể của việc tranh chấp đất là người có quyền quản lý cũng như quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp đất đai làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia tranh chấp, làm mất đoàn kết nội bộ nhân dân và phá vỡ các mối quan hệ xã hội
- Không những vậy, tranh chấp đất đai còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà Nước
Các dạng tranh chấp liên quan đến đất đai
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta tranh chấp đất đai có các dạng như sau :
Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai:
Đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan về địa giới hành chính, thường xảy ra giữa người ở các tỉnh huyện xã với nhau
Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Trường hợp này thường xảy ra khi các chủ thể có giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất. Ví dụ như chuyển nhượng, hay bồi thường giải phóng mặt bằng.
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất. Dạng tranh chấp này thường ít gặp và dạng tranh chấp này đều có cơ sở để giải quyết một cách nhanh chóng (bởi Nhà nước đã xác định được mục đích sử dụng đất của các chủ thể khi phân bổ đất đai cho họ sử dụng)
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 203 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.
– Tranh chấp đất đai mà không có Giấy chứng nhận và không có một trong các loại giấy tờ quy định chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố dụng dân sự.
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết được thực hiện như sau:
- Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Đối với tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đại tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Quy trình hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã/ phường
- Bước 1: Nộp đơn tại UBND xã/ phường tại nơi có đất đang xảy ra tranh chấp
- Bước 2: Sau khi nhận được đơn giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã/ phường sẽ xác minh kiểm tra nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và hiện trạng mới nhất của mảnh đất đó.
- Bước 3: Thành lập hồi đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm các thành phần: Chủ tịch hội đồng (Chủ tịch/ Phó Chủ tịch của UBND) đại diện UBMTTQ, tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn ấp, đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời biết rõ về mảnh đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Bước 4: Tổ chức hòa giải
- Bước 5: Lập biên bản hòa giải (Trong trường hợp hòa giải không thành, đơn tranh chấp sẽ được gửi đến các cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền tiếp theo)
Dịch vụ tư vấn Luật đất đai Vạn Phúc
Nếu bạn đang gặp vướng mắc liên quan đến Tranh chấp đất đai và cách giải quyết thỏa đáng, hãy liên hệ ngay với Luật Vạn Phúc qua hotline: 0932 350 835 . Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ luật sư giỏi, lành nghề, tận tâm, chúng tôi đã giải quyết hàng ngàn vụ việc tranh chấp đất trên khắp cả nước.
Đến với công ty Luật Vạn Phúc, chúng tôi luôn coi khách hàng là số 1, vấn đề của khách hàng là trách nhiệm của chúng tôi. Luật Vạn Phúc cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữ bảo mật thông tin tuyệt đối. Là đơn vị pháp lý tin cậy của khách hàng.
Là một công ty Luật có uy tín ở khu vực Châu Á, Luật Vạn Phúc luôn hướng tới an toàn pháp lý cho khách hàng, an tâm phát triển bền vững.
Hãy nhấc máy và gọi qua hotline 0932 350 835 hoặc truy cập website https://vanphuclawfirm.com/ để được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc về Luật đất đai và quy định liên quan cho bạn.
>> Xem thêm: Tư vấn luật đất đai Bình Dương trọn gói – uy tín – chuyên nghiệp
>>> Xem thêm: Văn phòng luật sư tại Dĩ An Bình Dương