Với thời kì kinh tế hội nhập và các chính sách pháp luật mới của Nhà nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc các doanh nghiệp thành lập. Ngày nay nhu cầu về ăn uống, thực phẩm của con người ngày càng tăng cao và ngành sản xuất thực phẩm cũng phát triển ngày càng nhiều, việc thành lập công ty sản xuất thực phẩm cũng phát triển nhanh từ đó.

Kinh doanh thực phẩm là một trong những lĩnh vực đầu tư được đánh giá có tiềm năng; ổn định, khả năng phát triển cao vì nhu cầu ăn uống của con người luôn luôn là cần và cấp thiết.

Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã lựa chọn kinh doanh ngành thcuwj phẩm. Nhứng, để một công ty sản xuất thực phẩm đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm. Bài viết dưới đây Luật Vạn Phúc đề cập đến Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm. Mời Quý bạn đọc cùng đón xem.

Cơ sở pháp lý

Pháp luật về thành lập công ty sản xuất thực phẩm được quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

  • Thứ nhất, Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 của Quốc hội khóa 14 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  • Thứ hai, Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010;
  • Thứ ba, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015;
  • Thứ tư, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm của Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018.

Công ty sản xuất thực phẩm là gì?

thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Thực phẩm là sản phẩm để ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản, không bao gồm: mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Công ty sản xuất thực phẩm là công ty được thành lập để sản xuất các loại thực phẩm, thức ăn để đáp ứng nhu cầu cho con người. Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một hoặc nhiều hoạt động như khai thác, chăn nuôi, sơ chế, bảo quản,…

Quy định của pháp luật về thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Điều kiện thành lập công ty

thanh-lap-cong-ty-san-xuat-thuc-pham

Điều kiện thành lập công ty

Điều kiện đối với chủ thể thành lập công ty

Cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định pháp luật, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên hoặc bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc,…
  • Tổ chức bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định pháp luật.

Điều kiện đối với công ty sản xuất thực phẩm

Khi thành lập và hoạt động doanh nghiệp về sản xuất thực phẩm, công ty cầu đảm bảo một số điều kiện trong quá trình vận chuyển như sau:

  • Có địa điểm, diện tích phù hợp, có khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm hoặc các yếu tố gây hại khác.
  • Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
  • Có đủ trang thiết bị để xử lý nguyên vật liệu, chế biến, bảo quản, đóng gói và vận chuyển; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và các động vật gây hại.
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định pháp luật.
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc đã được bao gói cẩn thận, dễ làm sạch.
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Không được vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể nhiễm chéo.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi.
  • Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt.
  • Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trụ sở công ty

thanh-lap-cong-ty-san-xuat-thuc-phamthanh-lap-cong-ty-san-xuat-thuc-pham

Lựa chọn trụ sở công ty

Khi tiến hành lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính của công ty sản xuất thực phẩm thì doanh nghiệp cần chú ý như sau:

  • Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, xã, phường, huyện, quận, thị xã, thành phố; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Không đặt địa chỉ trụ sở không đúng với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể.

Đặt tên công ty

Tên của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố sau đây: Loại hình + Tên riêng.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đặt tên cần lưu ý:

  • Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;
  • Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan đó.
  • Không sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Vốn điều lệ

Pháp luật không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ của công ty sản xuất thực phẩm nên công ty có thể lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp với chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty.

Ngành nghề kinh doanh

Tùy thuộc và lĩnh vực sản xuất thực phẩm mà công ty sẽ lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký với cơ quan nhà nước, bảng dưới đây thể hiện một số ngành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh thực phẩm

STT Tên ngành nghề Mã ngành
1 Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật 1040
2 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột 1062
3 Sản xuất các loại bánh từ bột 1071
4 Sản xuất đường 1072
5 Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo 1073
6 Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự 1074
7 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn 1075
8 Sản xuất chè 1076
9 Sản xuất cà phê 1077
10 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu 1079
11 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản 1080

Các loại thuế phải nộp

Khi mới thành lập doanh nghiệp cần đóng lệ phí môn bài. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức phí môn bài phải đóng 3.000.000 đồng/năm;
  • Công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức phí môn bài phải đóng 2.000.000 đồng/năm;

Ngoài ra doanh nghiệp còn phải đóng các loại thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế giá trị gia tăng.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm

thanh-lap-cong-ty-san-xuat-thuc-pham

Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm các tài liệu sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm theo mẫu;
  2. Danh sách thành viên công ty TNHH và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần;
  3. Dự thảo điều lệ công ty;
  4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Quy trình thành lập công ty sản xuất thực phẩm

thanh-lap-cong-ty-san-xuat-thuc-pham

Quy trình thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Xác định loại hình doanh nghiệp và Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Để thành lập một công ty xây dựng bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ và thông tin như sau:

  • Lựa chọn loại hình công ty phù hợp.
  • Đặt tên công ty (có thể tra cứu để xác định tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn).
  • Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty.
  • Xác định vốn điều lệ doanh nghiệp.
  • Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh dự kiến kinh doanh theo mã ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ được quy định tại mục 4 của bài viết

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty dự kiến đặt trụ sở. Trong 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khắc dấu

Khắc dấu là thủ tục mà công ty mới thành lập phải thực hiện. Công ty có quyền quyết định về nội dung con dấu như: số lượng, hình thức, mẫu dấu. Đồng thời, việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế doanh nghiệp ban hành.

Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ kiểm tra giấy tờ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý sau khi thành lập công ty

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty sản xuất thực phẩm cần tiến hành các thủ tục sau:

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng giao dịch;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Hoàn thành nghĩa vụ thuế cho cơ quan nhà nucows có thẩm quyền;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn.

Các loại giấy phép con cần chuẩn bị sau khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Bên cạnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì  khi thành lập Công ty sản xuất thực phẩm cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là quy định bắt buộc đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Một số lưu ý và một số câu hỏi khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để được cấp giấy chứng nhận này thì cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Một là, cơ sở phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm.

Hai là, có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với từng loại hình sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010.

Sau khi thành lập xong cần thực hiện những thủ tục gì?

Và khi đã nhận được giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp thì bước tiếp theo Khách hàng cần thực hiện đó là:

  • Thông báo thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
  • Khắc con dấu riêng của công ty và công bố mẫu theo quy định.
  • In hóa đơn để công ty sử dụng.
  • Treo bảng hiệu của công ty kinh doanh thực phẩm tại trụ sở đăng ký.
  • Kê khai và đóng đủ những loại thuế ban đầu theo quy định.

Bên cạnh việc quy định về Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩn thì Luật Vạn Phúc còn có dịch vụ trọn gói thành lập công ty sản xuất thực; Tư vấn các loại thuế phát sinh trong hoạt động của công ty: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,…; Tư vấn pháp lý trong suốt quá trình hoạt động của công ty.

Công ty Luật Vạn Phúc chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn chi tiết về thủ tục, phục vụ dịch vụ thành lập công ty sản xuất thực phẩm giúp Quý khách hàng trong thời gian ngắn nhất với chi phí hợp lý, mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng. Để thực hiện việc thành lập công ty sản xuất thực phẩm, Qúy khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật Vạn Phúc để trao đổi và tư vấn.

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc còn cung cấp các thủ tục về: Thành lập công ty cần những gì, thành lập công ty quản lý tài sản,… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty xây dựng dễ dàng và chuẩn nhất

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty quản lý tài sản nhanh và mới nhất

0932350835