Đối với chủ doanh nghiệp việc lựa chọn loại hình kinh doanh cho doanh nghiệp của mình là rất quan trọng. Nếu lựa chọn đúng loại hình kinh doanh, nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của chủ doanh nghiệp, kéo theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay Luật Vạn Phúc nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về việc nên mở hộ kinh doanh hay công ty? Sự khác biệt là gì, ưu nhược điểm của hai loại hình này như thế nào? Để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp cho mình. Vậy hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Luật Vạn Phúc để giải đáp thắc mắc trên và biết được 07 kinh nghiệm vàng khi thành lập hộ kinh doanh nhé!

Nên mở hộ kinh doanh hay công ty

Trước hết để trả lời câu hỏi nên mở Công ty hay Hộ kinh doanh thì chúng ta tìm hiểu khái niệm thế nào là Hộ kinh doanh? Thế nào là Công ty

Hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Công ty là Công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ thể thành lập công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.

Dựa vào khái niệm trên, chúng ta có thể phân tích được ưu nhược điểm của Công ty và Hộ kinh doanh để từ đó có câu trả lời nên mở hộ kinh doanh hay công ty

Đối với Công ty: Ngoài công ty hợp danh các thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn thì các loại hình công ty còn lại, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của công ty chứ không phải bằng toàn bộ tài sản của mình nên vẫn có khả năng tham gia góp vốn hoặc thành lập doanh nghiệp khác. Công ty hoạt động với quy mô rộng nên khi có nhu cầu về số đông thành viên cũng sẽ dễ hơn so với hộ kinh doanh là sự giới hạn ít hơn 10 người. Một người nếu có khả năng và có nhu cầu thì có thể thành lập nhiều công ty với đa dạng các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên thủ tục thành lập công ty phức tạp hơn, nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư.

Đối với Hộ kinh doanh: thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản và dễ dàng. Số vốn tối thiểu để thành lập hộ kinh doanh không quá lớn nên sẽ hạn chế được rủi ro và phù hợp với nhiều người có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ. Chính vì đặc điểm số lượng dưới 10 lao động, đa phần là những người có mối quan hệ thân thiết gắn bó với nhau nên sẽ dễ dàng trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, nhược điểm của Hộ kinh doanh là Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, do đó mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất, muốn thành lập hay muốn tham gia góp vốn hay thành lập công ty khi có nhu cầu thì phải giải thể hộ kinh doanh đang có.

Như vậy, loại hình doanh nghiệp nào cũng có ưu và nhược điểm riêng của nó, bạn cần có sự cân nhắc thật kỹ lựa chọn của mình cho phù hợp

  • Nếu bạn muốn kinh doanh theo quy mô rộng, số lượng nhân công lớn, có nhiều kinh phí và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai thì có thể ưu tiên lựa chọn một trong các loại hình công ty.
  • Nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình với nhân công ít, quy mô hẹp, dễ dàng quản lý thì nên lựa chọn loại hình hộ kinh doanh.

07 KINH NGHIỆM VÀNG KHI THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

Khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp?

Trước đây, với quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP còn có hiệu lực thì khi hộ kinh doanh từ 10 lao động trở lên thì bắt buộc hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01.01.2021 khi Luật doanh nghiệp 2020 bắt đầu có hiệu lực. Và nghị định 78/2015/NĐ-CP hết hiệu lực ngày 4/01/2021 thay thế bằng nghị định 01/2021/NĐ-CP không có quy định bắt buộc về việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp.

Khi nào phải đăng ký hộ kinh doanh

07 KINH NGHIỆM VÀNG KHI THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh là câu hỏi các cá nhân, thành viên hộ gia đình kinh doanh nhỏ đang thắc mắc, vì họ cho rằng chỉ kinh doanh với số vốn nhỏ nên không nhất thiết để đăng ký hộ kinh doanh. Tuy vậy, khi họ đã tham gia vào hoạt động kinh doanh, họ được xem là thương nhân, kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nên họ phải đăng ký hộ kinh doanh.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì những trường hợp sau không phải đăng ký kinh doanh:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
  • Những người bán hàng rong, quà vặt.
  • Những người buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ.
  • Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, trong trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Vì sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Để xem Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không thì ta tìm hiểu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 74) quy định về pháp nhân

Thứ nhất, Được thành lập theo quy định của pháp luật. Về dấu hiệu này thì Hộ kinh doanh được thành lập do Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Thứ hai, Có cơ cấu tổ chức theo quy định. Hộ kinh doanh thì không có Điều lệ hoặc nhiệm vụ quyền hạn không được ghi trong quyết định thành lập mà chỉ có Đăng ký kinh doanh

Thứ ba, Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Hộ kinh doanh thì không có tài sản độc lập mà số vốn ghi trong đăng ký kinh doanh là do chủ hộ tự kê khai, hộ kinh doanh lại phải chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của chủ hộ hoặc thành viên hộ kinh doanh

Thứ tư, Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Dấu hiệu này thì Hộ kinh doanh đáp ứng được bởi vì Hộ kinh doanh là một trong những tổ chức hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại.

Từ các đặc điểm trên cho thấy, Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Hộ kinh doanh có phải kê khai thuế không

Hộ kinh doanh có phải khai thuế. Kê khai thuế hộ kinh doanh là việc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế theo các mẫu tờ kê khai quy định và tiến hành nộp cho cơ quan thuế. Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, có 3 phương pháp kê khai thuế hộ kinh doanh.

Vì sao hộ kinh doanh không chuyển đổi trực tiếp sang doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân có rất nhiều lý do. Thứ nhất là vì thủ tục chuyển đổi rườm rà, doanh nghiệp tư nhân thì sẽ chịu quản lý quy định pháp luật chặt chẽ hơn so với Hộ kinh doanh. Mặt khác, mỗi năm, doanh số bán hàng đạt khoảng vài trăm triệu đồng, chủ yếu là khách lẻ, không có nhu cầu về hóa đơn tài chính. Bản thân chủ cửa hàng cũng không cần pháp nhân của doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng nên không nhất thiết phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Hơn nữa, trở thành doanh nghiệp, người kinh doanh sẽ phải thực hiện nhiều quy định hơn như: báo cáo thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phòng cháy chữa cháy, đồng nghĩa với việc tăng chi phí.

07 KINH NGHIỆM VÀNG KHI THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

Một số câu hỏi thường gặp

Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?

Khi cá nhân, thành viên hộ gia đình đã tham gia vào hoạt động kinh doanh, họ được xem là thương nhân theo định nghĩa của Luật thương mại kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nên họ phải đăng ký hộ kinh doanh. Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng khi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định. Ngoài ra, buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Mặt khác, phải đăng ký hộ kinh doanh để quá trình quản lý của cơ quan nhà nước được thực hiện tốt hơn.

Tại sao hộ kinh doanh không có con dấu?

Theo Điều 5 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sử dụng con dấu thì Hộ kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện sử dụng con dấu đó. Ngoài ra hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được làm và sử dụng con dấu pháp nhân, không được phép đăng ký mẫu dấu cũng như không chịu sự điều chỉnh của pháp luật về quản lý con dấu.

Ai được thành lập hộ kinh doanh?

Hiện nay, khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:

+ Một cá nhân thành lập.

+ Các thành viên hộ gia đình thành lập.

Khi nào hộ kinh doanh phải đóng thuế

Sau khi được cấp đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ( Giấy phép kinh doanh) và Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì hộ kinh doanh phải đến Chi cục thuế quản lý để thực hiện đăng ký kê khai thuế ban đầu. Sẽ có các loại thuế sau: Thuế môn bài, Thuế GTGT, thuế TNCN

Hộ kinh doanh có thể đăng ký nhiều ngành nghề không?

Về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể số lượng tối đa ngành, nghề được đăng ký của hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh có thể đăng ký nhiều ngành, nghề, và những ngành nghề này sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận nếu đáp ứng được cả hai điều kiện sau:

Không phải là ngành, nghề kinh doanh bị cấm theo quy định của pháp luật;

Có đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó (nghĩa là những ngành, nghề cần phải xin giấy phép con thì hộ kinh doanh phải thủ tục để được cấp giấy phép).

Vì sao hộ kinh doanh e ngại chuyển đổi lên doanh nghiệp?

Như đã phân tích ở trên, hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp vì thủ tục chuyển đổi rườm rà, doanh nghiệp tư nhân thì sẽ chịu quản lý quy định pháp luật chặt chẽ hơn so với Hộ kinh doanh. Mặt khác, mỗi năm, doanh số bán hàng đạt khoảng vài trăm triệu đồng, chủ yếu là khách lẻ, không có nhu cầu về hóa đơn tài chính. Bản thân chủ cửa hàng cũng không cần pháp nhân của doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng nên không nhất thiết phải chuyển đổi thành doanh nghiệp. Về xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh nhận từ hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh còn chậm, mất thời gian.

Hơn nữa, trở thành doanh nghiệp, người kinh doanh sẽ phải thực hiện nhiều quy định hơn như: báo cáo thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phòng cháy chữa cháy, đồng nghĩa với việc tăng chi phí.

Hộ kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Vì cá nhân là hộ kinh doanh và đang thực hiện hoạt động kinh doanh do đó có trách nhiệm nộp thuế môn bài theo quy định. Tuy nhiên, tùy vào doanh thu để nộp theo từng mức khác nhau. Căn cứ vào khoản 2,3,4,5 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về nộp thuế môn bài với cá nhân kinh doanh.

Hộ kinh doanh có phải xuất hóa đơn không?

Hóa đơn VAT (Value-Added Tax) có tên gọi khác là hóa đơn đỏ, hóa đơn giá trị gia tăng, do Bộ tài chính phát hành, hoặc doanh nghiệp tự đặt in sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế. Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 119/2014/TT-BTC, hóa đơn VAT là loại hóa đơn chỉ dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hộ kinh doanh cá thể không được khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, do đó không được xuất hóa đơn VAT với các hoạt động thương mại của mình. Tuy nhiên nhưng hoàn toàn có thể xuất hóa đơn do Cơ quan thuế bán theo tháng.

Như vậy, qua bài viết chắc hẳn chúng ta có thể hiểu được nên mở hộ kinh doanh hay công ty? Khi thành lập Hộ kinh doanh chúng ta cần phải biết được ưu và nhược điểm của nó, điều kiện thành lập có phù hợp với điều kiện tài chính của mình để có thể đưa ra sự lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất nhằm phát triển kinh tế. Nếu quý khách muốn tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh, hãy liên hệ với Luật Vạn Phúc để được tư vấn miễn phí. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi : Số điện thoại: 02746507999/0967357131 – Email: luatvanphuc@gmail.com.

Đọc thêm: 

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói giá rẻ, trách nhiệm

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể uy tín, giá rẻ

0932350835