Đăng ký địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính doanh nghiệp thực hiện khi muốn mở rộng địa điểm kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đăng ký địa điểm kinh doanh cần những giấy tờ gì? Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Luật Vạn Phúc sẽ hướng dẫn quý bạn đọc hồ sơ, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới nhất hiện nay.

Địa điểm kinh doanh là gì?

  • Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp được phép tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, đó là những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành nghề cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
  • Địa điểm kinh doanh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc. Theo đó, khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh của mình mà không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng vẫn có thể thực hiện được hoạt động kinh doanh thì nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Địa điểm kinh doanh được cấp Giấy phép đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh là cơ sở để làm việc với cơ quan quản lý nhà nước khi có kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó, các khoản chi phí hoạt động của địa điểm kinh doanh cũng sẽ được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp để hạch toán thuế.

Dang ky dia diem kinh doanh

Yêu cầu khi thành lập địa điểm kinh doanh

Yêu cầu về tên của địa điểm kinh doanh

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh có thể đặt tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”.
  • Tên địa điểm kinh doanh được viết hoặc gắn tại trụ sở của địa điểm kinh doanh.

Yêu cầu về nơi đặt địa điểm kinh doanh

Để phục vụ cho mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể thành lập 1 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở công ty mẹ.

Yêu cầu về phạm vi ngành nghề tại địa điểm kinh doanh

Ngành nghề nào đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh là do công ty mẹ quyết định (địa điểm kinh doanh được đăng ký hoạt động một phần ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ).

Dang ky dia diem kinh doanh

Thủ tục khi đăng ký địa điểm kinh doanh

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin để thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp cần chuẩn bị trước thông tin thành lập địa điểm kinh doanh như: thông tin về địa chỉ của địa điểm kinh doanh, lựa chọn người đứng đầu địa điểm kinh doanh, tên địa điểm kinh doanh, …..

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ mở địa điểm kinh doanh

Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh là tài liệu quan trọng và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, chuẩn xác theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Trong khoảng thời gian từ 03 đến 05 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có sai sót, doanh nghiệp sẽ được cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo lý do hồ sơ không hợp lệ bằng văn bản.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Sau khi tiến hành thẩm định và xác nhận hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng tải thông tin địa điểm trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký địa điểm kinh doanh

Hồ sơ mở địa điểm kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ;
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Dang ky dia diem kinh doanh

Luật Vạn Phúc hỗ trợ dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh

Khi có nhu cầu đăng ký địa điểm kinh doanh, nếu quý khách không có nhiều thời gian để tự thực hiện thủ tục, quy khách có thể sử dụng dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Vạn Phúc. Lựa chọn văn phòng luật sư tư vấn, hỗ trợ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quý khách hàng như:

  • Thủ tục nhanh gọn, đơn giản, thuận tiệp cho doanh nghiệp: khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin địa điểm đăng ký kinh doanh và ký đóng dấu hồ sơ Luật Vạn Phúc đã soạn thảo. Việc hoàn thiện và nộp hồ sơ, nhận kết quả sẽ do chuyên viên của Luật Vạn Phúc thực hiện.
  • Tiết kiệm tối đa thời gian cho doanh nghiệp: qúy khách hàng không phải soạn thảo, đi nộp hồ sơ hay theo dõi nhận kết quả, đã có Luật Vạn Phúc đảm nhiệm.

Sử dụng dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh, Luật Vạn Phúc đảm bảo sẽ thực hiện đầy đủ các công việc sau:

  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng đầy đủ những quy định khi đăng ký địa điểm kinh doanh;
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh;
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ, nhận kết quả tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc về các thủ tục có liên quan sau đăng ký địa điểm kinh doanh;
  • Được hưởng giá chiết khấu khi thực hiện thủ tục đăng ký thêm địa điểm kinh doanh;
  • Bàn giao hồ sơ, giấy tờ cho doanh nghiệp khi hoàn thành công việc.

Khi thực hiện xong thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh quý khách hàng sẽ nhận được kết quả bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
  • Hồ sơ nội bộ để lưu trữ tại văn phòng

Quý khách hàng còn có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh xin vui lòng liên hệ Luật Vạn Phúc để được hỗ trợ:

Xem thêm:

Thành lập công ty Việt Nam

Thành lập địa điểm kinh doanh

0932350835