Việc xử lý, thu hồi nợ quá hạn, lâu năm để hạn chế ảnh hưởng đến doanh thu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp luôn là vấn đề cần quan tâm trong bất kì thời đại nào. Vậy, làm thế nào để có thể thu hồi công nợ phù hợp với quy định pháp luật, đạt hiệu quả cao mà vẫn giữ được mối quan hệ hợp tác với khách hàng?

Dưới đây, Luật Vạn Phúc xin chia sẻ đến quý khách hàng 10 kinh nghiệm vàng khi thu hồi nợ cho doanh nghiệp mà chúng tôi đã đúc kết được qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp dịch vụ thu hồi nợ.

kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp 1

10 kinh nghiệm vàng khi thu hồi nợ cho doanh nghiệp

Để có thể giúp quý khách hàng thực hiện thu hồi nợ được thuận lợi, hiệu quả, Luật Vạn Phúc xin điểm qua 10 kinh nghiệm vàng khi thu hồi nợ cho doanh nghiệp mà chúng tôi đúc kết được qua nhiều năm tư vấn, hoạt động trong lĩnh vực này.

Lựa chọn hình thức thu hồi nợ linh hoạt

Doanh nghiệp khi tiến hành thu hồi nợ cần linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách, biện pháp để có thể lựa chọn ra được hình thức xử lý phù hợp như: gọi điện, gửi email nhắc nhở, đòi nợ trực tiếp hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc sử dụng dịch vụ thu hồi nợ từ các công ty luật hợp pháp, uy tín.

Thu hồi nợ bằng pháp lý

Đây được xem là hình thức thu hồi nợ căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã ký kết giữa các bên mà có phát sinh nghĩa vụ thanh toán nợ. Việc áp dụng phương thức giải quyết này sẽ mang tính ràng buộc, cưỡng chế thi hành, bao gồm: Khởi kiện, tố giác qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc phối hợp với cơ quan buộc bên nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Đối với phương thức này, khách hàng nên áp dụng đối với những khoản nợ lớn, nợ khó đòi bởi khi thực hiện sẽ gây mất rất nhiều chi phí và thời gian đi lại của quý khách.

Thu hồi nợ bằng hình thức đàm phán, thương lượng

Khi lựa chọn thu hồi nợ qua hình thức đàm phán, thương lượng đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm, am hiểu kiến thức pháp lý chuyên sâu, kỹ năng phân tích và giải quyết để buổi đàm phán mang lại được thuận lợi cho đôi bên.

Việc thương lượng, đàm phán thu hồi nợ không cần có sự tác động bởi bên thứ ba hoặc cơ quan tài phán mà chỉ thực hiện trên tình thần tự nguyện, thiện chí và hợp tác của các bên. Với kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp, Luật Vạn Phúc chia sẻ với doanh nghiệp nên phân biệt các nhóm đối tượng khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

  • Nếu bên nợ biết về nghĩa vụ thanh toán nợ và có thiện chí hợp tác thì việc đàm phán, thương lượng sẽ rất đơn giản và chỉ cần thực hiện thông qua các tài liệu, chứng từ hợp pháp liên quan đến công nợ.
  • Nếu bên nợ có nghĩa vụ phải thanh toán nhưng cố tình trốn trách, không hợp tác thì vấn đề đàm phán, thương lượng trong trường hợp này sẽ trở nên phức tạp. Việc thực hiện yêu cầu độ chính xác phải chắc chắn, linh hoạt, phương án cứng rắn và gây được sức ép để buộc bên nợ phải thực hiện giải quyết công nợ cho công ty.

Soạn thảo công văn nêu rõ ràng chính sách thanh toán gửi cho khách hàng

Để có thể hạn chế các vấn đề liên quan phát sinh, doanh nghiệp nên soạn công văn để yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận về việc thanh toán đúng hạn; mức xử phạt khi trả chậm; nhắc nhở đến hạn thanh toán. Văn bản này cũng sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra tranh chấp.

Điện thoại nhắc nhở và gặp trực tiếp bên nợ để giải quyết

Việc gửi email mà doanh nghiệp không nhận được sự phản hồi của bên bợ thì có thể thực hiện điện thoại và hẹn gặp trực tiếp để trao đổi hướng giải quyết. Phải chắc chắn là bạn đang nói chuyện với người có quyền thế, khả năng giải quyết chi trả công nợ để tránh mất nhiều thời gian nhưng vẫn không giải quyết được công việc.

kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp 2

Thiết lập một quy trình thu hồi công nợ doanh nghiệp

Với 10 kinh nghiệm vàng khi thu hồi nợ cho doanh nghiệp, Luật Vạn Phúc nhận thấy rằng khi khách hàng thực hiện thu hồi công nợ theo quy trình, không nóng vội sẽ đạt được kết quả cao hơn so với việc hấp tấp vì nó có thể có những sai sót làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Thông thường, quy tình thu hồi công nợ doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước sau:

  • Xem xét tính chính xác của hồ sơ đến hạn thu hồi thông qua các công việc như: xác định số tiền, tài sản phải thu hồi; phân loại đối tượng khách hàng để có những phương thức giải quyết hiệu quả; xem xét tính pháp lý của các chứng từ, giấy tờ liên quan và khả năng thanh toán nợ của khách hàng;
  • Lựa chọn người thực hiện công nợ: Doanh nghiệp cần xác định người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi công nợ và làm việc với khách hàng. Nên lựa chọn người có kỹ năng phân tích, am hiểu quy định pháp luật chuyên sâu, có lập trường và kinh nghiệm giải quyết vấn đề;
  • Thực hiện thu hồi nợ thông qua đàm phán, thương lượng:công ty cần gửi công văn nhắc nợ đến hàng cho khách hàng, ấn định thời gian trả nợ, thỏa thuận khi có khó khăn làm ảnh hưởng đến công tác thanh toán của bên nợ để có những phương hướng giải quyết phù hợp cho đôi bên.
  • Thu hồi nợ bằng hình thức khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết: đối với phương thức này, doanh nghiệp cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và soạn thảo đơn khởi kiện đúng nội dung, hình thức theo yêu cầu.

Hãy luôn giữ tỉnh táo và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình

Biết kiềm chế khi thực hiện thu hồi nợ và luôn nhận đinh rằng đây là một giao dịch trong kinh doanh. Việc bạn la hét, hổ báo sẽ dễ dàng gây mẫu thuẫn dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý gây bất lợi cho việc thu hồi công nợ doanh nghiệp.

Luôn lưu trữ các tài liệu liên quan đến giao dịch

Việc lưu trữ các giấy tờ liên quan đến giao dịch như hợp đồng, quyết định thu hòi nợ, công văn nhắc nhở khách hàng thanh toán, email, thư, cuộc gọi,… để làm căn cứ, tài liệu chứng minh cho việc giải quyết tranh chấp sau này.

Luôn theo dõi với những khách hàng từ chối việc chi trả

Đối với khách hàng là tổ chức, bạn có thể theo dõi thông qua thông tin trên cổng điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tình hình hoạt động, báo cáo tài chính, doanh nghiệp còn hoạt động hay đã giải thể để kịp thời xử lý, tránh gây thất thoát cho công ty của mình. Trường hợp khách hàng nợ là cá nhân cần xác định thông tin địa chỉ thường trú, tạm trú, nơi làm việc để có căn cứ giải quyết.

Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của các tổ chức cung cấp

Doanh nghiệp không có khả năng và thời gian để thực hiện thủ tục thu hồi nợ có thể sử dụng dịch vụ của các công ty cung cấp đòi nợ thuê vì họ có kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp.

Với thế mạnh về nhân sự, am hiểu các quy định liên quan việc thu hồi nợ, có kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp, Luật Vạn Phúc cam kết sẽ mang đến cho khách hàng giải pháp phù hợp để có thể thu lại được các khoản nợ, hạn chế những rủi ro trong việc giải quyết công nợ. Lợi ích nhận được khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Được Luật sư giỏi, uy tín và chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp trực tiếp tư vấn, xử lý và đưa ra các giải pháp thu hồi công nợ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, hạn chế rủi ro trong quá tình thực hiện;
  • Khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại vì tính chính xác, hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật sẽ giúp việc thu hồi nợ được thực hiện nhanh gọn, hiệu quả cao.
  • Chi phí sử dụng dịch vụ duy trì ở mức độ phù hợp và linh hoạt cho từng khách hàng. Tạo điều kiện cho những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính  nhưng vẫn có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của mình;
  • Nhân viên Luật Vạn Phúc sẽ theo dõi, bám sát quy tình thực hiện và thường xuyên cập nhật thông tin để đưa ra những hướng giải quyết kịp thời;
  • Khách hàng được tham vẫn các giải pháp thực hiện thủ tục thu hồi nợ tối ưu nhất
  • Có thể tham khảo: Dịch vụ thu hồi công nợ cho doanh nghiệp tại Bình Dương

Trên đây là 10 kinh nghiệm vàng khi thu hồi nợ cho doanh nghiệp mà Luật Vạn Phúc muốn chia sẻ đến cho bạn đọc để có thể đúc kết, bỏ túi cho mình khi có trách nhiệm thực hiện thu hồi nợ cho công ty của mình.

kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp 3

Lưu ý khi thu hồi nợ cho doanh nghiệp

Để có thể thực hiện thu hồi nợ hiệu quả và nhanh chóng, ngoài những kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp mà chúng tôi đã nêu phía trên cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình thực hiện:

Thứ nhất: Khi thu hồi nợ bằng phương thức thương lượng, đàm phán không đạt được kết quả thì doanh nghiệp cần áp dụng biện pháp thu hồi bằng pháp luật (khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết). Việc thực hiện cần chú ý đến công tác chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ vì đây là một trong những yếu tố để cơ quan quyết định có thụ lý vụ việc hay không. Thông thường, một hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện được trình bày đầy đủ và chính xác nội dung, hình thức;
  • Giấy chứng nhận bản sao về đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao Hợp đồng; giấy xác nhận công nợ, Biên bản chốt nợ; Công văn đôn đốc việc trả nợ và các giấy tờ cam kết liên quan đến việc thanh toán của khách hàng;
  • Bản tính tiền gốc và lãi chậm trả tính đến thời điểm khởi kiện

Thứ hai: Doanh nghiệp cần lưu ý đến việc phân loại các đối tượng bên nợ để linh hoạt áp dụng các phương thức giải quyết phù hợp, giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài với những khách hàng có tiềm năng, đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của công ty;

Thứ ba: Khách hàng phải xây dựng chiến lược, quy trình thu hồi nợ:

  • Kiểm tra toàn bộ căn cứ, chứng từ về tính hợp lý, đầy đủ, tuân thủ pháp luật để tiến hành đòi nợ;
  • Lựa chọn hình thức thu hồi hồi nợ để không ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp;
  • Kiểm tra, đánh giá năng lực trả nợ của bên nợ.

Thứ tư: Lưu ý về cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi lựa chọn giải quyết theo phương thức Toà án (cấp huyện) nơi bị đơn cư trú hoặc đặt trụ sở và thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí cho cơ quan thi hành án dân sự trong vòng 07 ngày, tính từ ngày nhận thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

Thứ năm:  Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty đòi nợ cần lưu ý lựa chọn những đơn vị được thành lập và hoạt động hợp pháp, không được nhờ tổ chức đòi nợ xã hội đen vì nó sẽ gây nhiều rủi ro, doanh nghiệp có thể mất tiền nhưng không thu hồi được nợ, công việc không được đảm bảo.

Luật Vạn Phúc hi vọng với 10 kinh nghiệm vàng khi thu hồi nợ cho doanh nghiệp mà chúng tôi đúc kết được và cập nhật cho bạn đọc qua bài viết trên sẽ mang lại cho quý khách hàng những kinh nghiệm thu hồi công nợ doanh nghiệp và những lưu ý khi thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu quý khách cần tư vấn các vướng mắc liên quan đến thu hồi nợ thì hãy liên hệ ngay cho Luật Van Phúc để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Các bài viết liên quan:

Thu hồi nợ cá nhân

Thu hồi nợ thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa

Thu hồi nợ thông qua hợp đồng vay tiền cá nhân

0932350835