Khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách, kinh doanh các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch có nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống, tổ chức hội nghị…
Tiến hành kinh doanh khách sạn chủ cơ sở kinh doanh cần tìm hiểu và thực hiện quy trình thủ tục làm giấy phép kinh doanh khách sạn cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Vạn Phúc để hiểu rõ hơn.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020
- Luật du lịch 2017
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật du lịch
- Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của luật du lịch
Quy trình thành lập khách sạn
Thành lập khách sạn để kinh doanh chủ cơ sở cần lựa chọn laoij hình kinh doanh và xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn.
Lựa chọn loại hình kinh doanh
- Khách sạn nhỏ: là hoạt động kinh doanh khách sạn mini, đây là những khách sạn có mô hình nhỏ chỉ bao gồm từ 10 đến 40 phòng ngủ với mục đích cung cấp các dịch vụ lưu trú cho khách hàng và thông thường rất hiếm khi có các dịch vụ bổ sung đi kèm
- Khách sạn vừa: Quy mô lớn hơn khách sạn nhỏ, thường từ 40 đến 90 phòng ngủ, thường cung cấp thêm dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú.
- Khách sạn lớn: Số lượng phòng ngủ lên tới hơn 100 phòng, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ bổ sung đa dạng như nghỉ dưỡng, giải trí, thư giãn.
Như vậy, khi kinh doanh khách sạn chủ cơ sở kinh doanh cần lựa chọn cho mình loại hình khách sạn phù hợp với điều kiện của mình.
Các bước xin giấy phép kinh doanh khách sạn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn
Bước 2: Xin cấp các loại giấy phép có liên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn
Bước 3: Thực hiện đăng ký xếp hạng khách sạn.
Giấy phép kinh doanh khách sạn là gì?
Giấy phép kinh doanh là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh đó và là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.
Khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách, kinh doanh các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch có nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống, tổ chức hội nghị…
Như vậy, giấy phép kinh doanh khách sạn là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh khách sạn và là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.
Quy định cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
- Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
- Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
- Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
- Đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự, an toàn về PCCC, an toàn thực phẩm; đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ, có nghĩa là có.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn
Bản sao công chứng CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ của khách sạn
Danh sách thành viên, cổ đông nếu trên
Kinh doanh khách sạn cần giấy phép gì?
Giấy phép kinh doanh khách sạn
Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy
Giấy chứng nhận an ninh trật tự
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường
Mẫu giấy phép đăng ký kinh doanh khách sạn mới nhất
Mẫu giấy phép kinh doanh khách sạn được quy định cụ thể như sau:
TÊN DOANH NGHIỆP ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
… … …, ngày … …tháng… …năm… …. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH ……..(1)……….
Kính gửi: ……………………..(2)……………………
- Tên doanh nghiệp (chữ in hoa): ………………………………………………………………………
Tên giao dịch:………………………………………………………………………………………………..
Tên viết tắt:……………………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………………..
Điện thoại:……………………………………….- Fax:…………………………………………………
Website:………………………………………………- Email:…………………………………………
- Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:……………………………………..
…………………………………………………. Giới tính:………………………………………………
Chức danh:……………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ……../…../…… Dân tộc:………….. Quốc tịch:………………………………………..
Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu số:……………………………… cấp ngày: …../…./…… Nơi cấp: …………………………………………………………
Email:……………………………………… Điện thoại:………………………………………………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………………………………….
- Tên, địa chỉ chi nhánh (nếu có):……………………………………………………………………….
- Tên, địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có):………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………..
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số…………………. cấp ngày…./…../…. Nơi cấp:……………………………………………
- Tài khoản ký quỹ số ……………………..tại ngân hàng…………………………………………
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị …………(2)………….. cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành …………(1)…………. cho doanh nghiệp.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Quy trình làm giấy phép kinh doanh khách sạn
Quy trình làm giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm các bước như sau:
Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Bản sao công chứng CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ của khách sạn
Danh sách thành viên, cổ đông
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ chủ cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.
- Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả
- Thời gian cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
Trong thời gian từ 03 – 05 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
Phí làm giấy phép kinh doanh khách sạn
Phí làm giấy phép kinh doanh khách sạn được quy định như sau:
Lệ phí khi tiến hành đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn được niêm yết cụ thể tại từng trụ sở nơi tiến hành đăng ký.
Đăng ký kinh doanh là 200.000 đồng/lần;
Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là 100.000 đồng/ hồ sơ.
Qúy khách hàng có thể tìm hiểu dịch vụ xin giấy phép đủ điều kiện an ninh trật tự, pccc, cấp hạng sao của khách sạn của Luật Vạn Phúc.
Luật Vạn Phúc cung cấp dịch vụ và tư vấn giấy phép kinh doanh khách sạn với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn. Luật Vạn Phúc sẽ tư vấn, hỗ trợ quý khách trọn gói về việc đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn. Chúng tôi cam kết thời gian thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu tối đa các thủ tục rắc rối phát sinh Quý khách hàng chỉ cần cung cấp yêu cầu chúng tôi sẽ hỗ trợ một cách nhanh chóng, tiết kiệm và đứng quy định của pháp luật.
Đọc thêm: