Thông thường, khi thành lập doanh nghiệp sẽ gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng cần tư vấn như: Nên mở loại hình công ty nào? Mở công ty có khó không? Thủ tục mất bao lâu?

Vì vậy, Luật Vạn Phúc xin chia sẻ đến quý bạn đọc 10 kinh nghiệm vàng khi thành lập công ty qua vài viết dưới đây cho những người mới bắt đầu mở công ty, nó sẽ rất hữu ích để các bạn tham khảo đấy.

Kinh nghiệm lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào là câu hỏi của rất nhiều người. kinh nghiệm thành lập công ty của chúng tôi cho thấy, để xác định bạn phù hợp với loại hình nào, chúng tôi sẽ làm rõ các ưu và nhược điểm của từng loại hình dưới đây:

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân được thành lập do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty.

  • Ưu điểm: Chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định toàn quyền đối với tất cả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Nhược điểm: Loại hình này không có tư cách pháp nhân, không được phát hành chứng khoán và quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

10 kinh nghiệm vàng khi thành lập công ty

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một hình thức tổ chức kinh doanh, trong đó có ít nhất 02 người cùng góp vốn và danh nghĩa để hoạt động kinh doanh.

  • Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân, Thành viên hợp danh được nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh với các ngành nghề kinh doanh của công ty. Tài sản của công ty và tài sản của cá nhân thành viên công ty tách bạch hoàn toàn với nhau.
  • Nhược điểm: Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán nợ của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

  • Ưu điểm: Công ty có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.
  • Nhược điểm: Khó huy động vốn từ người khác, công ty không được phát hành cổ phiếu. 

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức từ 2 đến 50 thành viên. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

  • Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ, linh động về số lượng thành viên.
  • Nhược điểm: Các thành viên công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty, và công ty không được phát hành cổ phiếu.

Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là Doanh nghiệp trong đó Vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

  • Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân, cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp đối với nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của công ty, không hạn chế số lượng thành viên, cơ cấu vốn linh hoạt, dễ huy động nguồn vốn lớn, có thể lên phát hành cổ phiếu.
  • Nhược điểm: Các cổ đông công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh, việc quản lý và điều hành công ty phức tạp hơn.

Chúng ta thấy, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, tuỳ thuộc vào mục đích hoạt động của mỗi người mà có những lựa chọn khác nhau. Với nhiều năm kinh nghiệm thành lập công ty, Luật Vạn Phúc xin đưa ra một số tiêu chí để quý khách hàng tham khảo lựa chọn loại hình doanh nghiệp để hoạt động như sau:

  • Thủ tục thành lập, chi phí thực hiện và cách thức quản lý doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không, mức độ chịu trách nhiệm về hoạt động công ty;
  • Số lượng thành viên tham gia thành lập;
  • Cơ cấu tổ chức.
  • Nhu cầu chuyển nhượng và huy động vốn của doanh nghiệp.

Cách đặt tên cho công ty

kinh-nghiem-thanh-lap-cong-ty

Làm thế nào để đặt tên công ty gây ấn tượng, dễ nhớ và phù hợp với quy định pháp luật là vấn đề mất khá nhiều thời gian của chủ sở hữu nghiệp. Với kinh nghiệm thành lập công ty, chúng tôi lưu ý với bạn đọc một số vấn đề về cách đặt tên cho công ty như sau:

Việc đặt tên được thực hiện theo nguyên tắc sau:  Công ty + Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. 

Ví dụ: Công ty TNHH Thương mại Song Tâm, Công ty Cổ phần Hoa Mai,..

Theo quy định thì tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành và Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Đồng thời tên doanh nghiệp không được:

  • Đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cách đặt tên hay: Tên công ty có thể kèm theo ngành nghề kinh doanh; thể hiện sự quyết tâm; theo tên người sáng lập hoặc tên một danh nhân nổi tiếng; sử dụng tiếng nước ngoài…

Kinh nghiệm đăng ký vốn

Không đăng kí vốn khi thành lập công ty có được không là câu hỏi mà rất nhiều bạn đang quan tâm khi muốn mở công ty. Câu trả lời là bắt buộc phải đăng ký vốn khi thành lập công ty các bạn nhé. Với kinh nghiệm thành lập công ty, Luật Vạn Phúc xin phép gửi đến quý khách hàng cách đăng ký vốn để có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Việc đăng ký với số vốn điều lệ thấp thì chúng ta sẽ không đánh giá được hết các quy mô, tiềm lực tài chính của công ty, việc khách hàng tìm hiểu về công ty cho những giao kết hợp đồng sẽ không có những đánh giá hết công ty.

Tuy  nhiên, nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, nghĩa vụ thực hiện thuế và nghĩa vụ tài chính khác… Thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm bằng đúng với số vốn mà mình đã đăng ký.

Luật Vạn Phúc khuyên các bạn rằng, bạn nên đăng ký vốn điều lệ đúng với số vốn thực góp để mở công ty của bạn. Nếu hoạt động kinh doanh có lãi, bạn có thể đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ để phù hợp với tiềm lực tài chính và thuận lợi cho việc giao kết các hợp đồng.

Kinh nghiệm lựa chọn trụ sở

Lựa chọn trụ sở là một trong những điều được nhiều người quan tâm nhất khi thành lập doanh nghiệp. Dưới đây, Luật Vạn Phúc sẽ cung cấp cho quý khách hàng một số lưu ý khi lựa chọn địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bằng kinh nghiệm thành lập công ty của chúng tôi qua nhiều năm.

  • Địa chỉ trụ sở phải có địa chỉ rõ ràng về số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phải có tính ổn định và lâu dài.
  • Địa chỉ trụ sở chính không được đặt tại nhà chung cư và nhà tập thể để bảo đảm an toàn cho người về trật tự, an ninh,…
  • Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì địa chỉ trụ sở chính phải đáp ứng điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh.

Kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Theo kinh nghiệm thành lập công ty của chúng tôi, việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp vì nó là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không lựa chọn những ngành, nghề kinh doanh bị pháp luật cấm như: ma túy; kinh doanh động, thực vật hoang dã, quý hiếm; kinh doanh mại dâm;…vì khi thực hiện sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự.
  • Doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành, nghề kinh doanh theo xu hướng đang phát triển của thị trường và phù hợp với địa điểm trụ sở ở nông thôn hay thành thị, nhu cầu sử dụng ngành nghề đó của mọi người.
  • Ngành, nghề kinh doanh chính bắt buộc được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính để phù hợp với tiêu chí, mục tiêu và khả năng của mình để thu hút nhà đầu tư và hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Kinh nghiệm lựa chọn người đại diện theo pháp luật

Công ty muốn hoạt động tốt thì việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải phù hợp và có chuyên môn, cách quản lý công ty tốt. Dưới đây, Luật Vạn Phúc sẽ điểm qua cho bạn đọc một vài lưu ý khi lựa chọn người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.

  • Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nên có một người cư trú tại Việt Nam để đảm bảo hoạt động của công ty khi người đó xuất cảnh khỏi Việt Nam.
  • Một người đại diện công ty cần trung thành, vì lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cá nhân;
  • Việc lựa chọn người đại diện phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật như: người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và người đại diện không nhất thiết là người góp vốn của công ty.

Kinh nghiệm sau khi thành lập công ty

kinh-nghiem-thanh-lap-cong-ty

Kinh nghiệm sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp còn khá nhiều thủ tục phải thực hiện trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Với kinh nghiệm thành lập công ty chúng tôi sẽ cung cấp một số công việc mà doanh nghiệp cần phải hoàn tất sau khi thành lập để tránh bị xử lý vi phạm.

  • Nộp hồ sơ khai thuế là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập.
  • Làm thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn, mua chữ ký số để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan và giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán, kê khai bảo hiểm xã hội,…mà không phải in tờ khai và đóng dấu của công ty.
  • Làm biển hiệu: Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.
  • Để giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan nhà nước, giảm thiểu chi phí cũng như  các rủi ro, công ty cần thuê dịch vụ kế toán để hỗ trợ cho mình.

Thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty

Thuận lợi

Việc thành lập doanh nghiệp sẽ mang đến cho bạn những thuận lợi để mở rộng quy mô kinh doanh, quảng bá thương hiệu và sản phẩm, tăng sự tin tưởng từ khách hàng. 

Khó khăn

  • Khó khăn khi đăng ký thành lập công ty vì bạn không biết những loại hình công ty nào phù hợp với mình? Việc đặt tên cho công ty thế nào là đúng theo quy định? Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì? Trình tự, thủ tục thành lập công ty ra ra sao?…Các vấn đề trên được Luật, Nghị định, Thông tư quy định rất nhiều gây khó khăn cho người tìm hiểu vì quá nhiều thông tin chồng chéo lên nhau.
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm địa chỉ trụ sở công ty vì địa chỉ công ty phải được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Việc lựa chọn được một địa chỉ phù hợp và ổn định để đăng ký hoạt động lâu dài là vấn đề quan trọng mỗi khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự vì công ty mới thành lập sẽ hạn chế về vốn hoạt động, cơ chế hoạt động, chính sách cho người lao động,…nên rất khó để tìm kiếm những người lao động có chuyên môn, nghiệp vụ cao và có nhiều năm kinh nghiệm. 

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty

Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp trong bao bao lâu?

Thời gian để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 4 – 7 ngày làm việc. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ hoặc sai nôi dung thì thời gian thành lập doanh nghiệp sẽ kéo dài hơn tùy vào kinh nghiệm thành lập công ty của mỗi bạn.

Uỷ quyền người khác làm thủ tục thành lập doanh nghiệp được không?

Bạn hoàn toàn được phép ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc đăng ký kinh doanh của mình mà không cần phải trực tiếp để thực hiện thủ tục.

Cần chuẩn bị những gì để ủy quyền người khác đăng ký mở công ty

Luật Vạn Phúc nhiều năm kinh nghiệm thành lập công ty cho thấy, để ủy quyền người khác thực hiện thủ tục thành lập thì doanh nghiệp cần cung cấp các giấy tờ sau:

  • Cung cấp địa chỉ công ty dự kiến thành lập doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị tên công ty
  • Xác định các ngành nghề dự định kinh doanh
  • Xác định số vốn của doanh nghiệp
  • Chuẩn bị bản sao công chứng chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu không quá 3 tháng của tất cả cá nhân tham gia góp vốn.

Nộp hồ sơ thành lập công ty ở đâu?

Khi thành lập công ty, quý khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Các bước thành lập công ty TNHH 1 thành viên?

Với kinh nghiệm thành lập công ty chúng tôi đúc kết được trình tự gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH.
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch – Đầu tư hoặc nộp trực tuyến qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn.
  • Thời gian chờ Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ.
  • Doanh nghiệp nộp lại hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp trực tuyến) và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch – Đầu tư.

Với 10 kinh nghiệm vàng khi thành lập công ty mà chúng tôi đề cập qua bài viết này đã mang lại sự tự tin cho các bạn khi thực hiện thủ tục mở công ty riêng cho mình hay chưa? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và không đủ thời gian thực hiện thì có thể liên hệ với Luật Vạn Phúc để được tư vấn tốt nhất về những quy định pháp luật liên quan đến thành lập doanh nghiệp như là: thủ tục và điều kiện thành lập công ty, đăng ký chọn tên cho doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước,….

Ngoài ra, Luật Vạn Phúc còn cung cấp các dịch vụ khác như: Dịch vụ thành lập công ty,  Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài….. nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng

Đọc thêm: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài uy tín

Đọc thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất

0932350835