Bồi thường thiệt hại là một trong những hình thức trách nhiệm dân sự được sử dụng phổ biến đối với người gây thiệt hại. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về yêu cầu bồi thường thiệt hại, căn cứ vào đâu để bồi thường. Hãy cùng Luật Vạn Phúc nghiên cứu qua bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
Yêu cầu bồi thường thiệt hại là gì? Yêu cầu bồi thường thiệt hại tiếng anh là gì?
- Định nghĩa yêu cầu bồi thường thiệt hại: Yêu cầu bồi thường thiệt hại được hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự được pháp luật đặt ra nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất vật chất, tinh thần cho bên bị thiệt hại.
- Định nghĩa yêu cầu bồi thường thiệt hại tiếng anh: Compensation for damage is understood as a form of civil liability set forth by law for the purpose of forcing the party that causes damage to remedy the consequences by compensating for material and spiritual losses to the aggrieved party harmful.
Quy định pháp luật về yêu cầu bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc yêu cầu bồi thường thiệt hại
Yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Điều kiện của chủ thể bồi thường thiệt hại
Để xác định chủ thể yêu cầu bồi thường thiệt hại có phải chịu trách nhiệm đó không cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại
Để yêu cầu bồi thường thiệt hại cần căn cứ vào yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trong đó, căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Có thiệt hại xảy ra.
- Có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức dẫn đến thiệt hại.
- Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.
Mức xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại
Mức xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể do các bên thoả thuận hoặc do toà án quyết định.
- Đối với trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm: Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
- Trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm: Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này
- Trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm: bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Đồng thời, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Phương thức bồi thường thiệt hại
Đối với phương thức yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể thực hiện theo thỏa thuận bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ các trường hợp pháp luật quy định khác.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại
Để thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:
– Đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm các nội dung:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
- Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
– Bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân như: hóa đơn chữa trị, hóa đơn tàu xe, đi lại… thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.
Quy trình yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Người thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã đề cập như trên nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc qua bưu chính cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện thường trú hoặc tạm trú của người gây ra thiệt hại cho mình.
Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả
Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cơ quan ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Nếu:
– Có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trả lại đơn thì trong vòng 05 ngày làm việc Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện.
– Hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
– Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, .
Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Lệ phí khởi kiện bồi thường thiệt hại
Án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại không có giá ngạch là 300.000 đồng.
Nêu một số câu hỏi thường gặp khi viết đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
Nhiều người cùng gây ra thiệt hại giải quyết như thế nào?
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại?
- Hai bên tự thỏa thuận và đồng ý về vấn đề không phải bồi thường thiệt hại;
- Do sự kiện bất khả kháng: Sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục hậu quả.
- Do lỗi hoàn toàn của bên bị thiệt hại;
Trên đây là toàn bộ thông tin pháp lý về thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu khách hàng vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp và cung cấp Dịch vụ Luật sư giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Với nhiều năm kinh nghiệm, Luật Vạn Phúc cam kết mang đến những phương án triển khai công việc hiệu quả và giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại chính xác, hiệu quả cho khách hàng trong và ngoài nước.
Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được:
- Đại diện giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đồng;
- Đàm phán, thương lượng, thu thập chứng cứ để làm rõ mức yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Đại diện khách hàng khởi kiện và yêu cầu thi hành án khoản bồi thường thiệt hại.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT – Đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng
Đọc thêm: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại mới nhất hiện nay
Đọc thêm: Yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS mới nhất