Thừa kế là người mất để lại tài sản của mình cho người thân, bạn bè của họ. Vậy như thế nào là nhận di sản thừa kế hợp pháp đúng quy định của pháp luật. Trong thừa kế có các dạng tranh chấp thừa kế cụ thể như thế nào? Như vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật Vạn Phúc để hiểu rõ hơn.
Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật dân sự 2015 số: 91/2015/QH13
- Luật đất đai 2013 số: 45/2013/QH13
Tranh chấp di sản thừa kế là gì?
Tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản.
Di sản thừa kế là phần tài sản của những người đã chết để lại, trao tặng cho người còn sống.
Như vậy, tranh chấp di sản thừa kế về bản chất là một tranh chấp dân sự.
Tranh chấp di sản thừa kế là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong về tài sản của những người đã chết để lại, trao tặng cho người còn sống.
Vậy, tranh chấp di sản thừa kế cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Thời hiệu khởi kiện của tranh chấp di sản thừa kế
- Thời hiệu khởi kiện của tranh chấp di sản thừa kế quy định cụ thể như sau:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Hết thời hạn đối với bất động sản và động sản thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thời hiệu tranh chấp di sản thừa kế còn tùy thuộc vào loại di sản thừa kế.
Các loại tranh chấp di sản thừa kế
Các loại tranh chấp di sản thừa kế bao gồm:
- Tranh chấp di sản thừa kế không có di chúc
- Tranh chấp di sản thừa kế có di chúc
- Tranh chấp di sản thừa kế quyền sử dụng đất
- Tranh chấp di sản thừa kế không có di chúc
- Tranh chấp di sản thừa kế không có di chúc tức là thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
- Những hàng thừa kế theo pháp luật:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, tranh chấp di sản thừa kế không có di chúc đồng nghĩa là thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Tranh chấp di sản thừa kế có di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, tranh chấp di sản thừa kế có di chúc để lại cùng tùy vào trường hợp cụ thể để chia khối di sản thừa kế đúng với quy định của pháp luật.
- Tranh chấp di sản thừa kế quyền sử dụng đất
Tranh chấp thừa kế mà di sản là quyền sử dụng đất cần có những điều kiện cụ thể như sau:
- Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất
- Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
Tiếp theo đó căn cứ thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc mà phân chia di sản đúng quy định của pháp luật.
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…… , ngày…. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
(Về việc tranh chấp về thừa kế tài sản)
Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………
Người khởi kiện:
Địa chỉ:
Số điện thoại: ………………… (nếu có); số fax: …………………. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện:
Địa chỉ
Số điện thoại: ………………… (nếu có); số fax: …………………. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)
Địa chỉ:
Số điện thoại: ………………… (nếu có); số fax: ………………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : ………………………………………… (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)
Địa chỉ:
Số điện thoại: ………………… (nếu có); số fax: …………………. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử:………………………..………………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:
Người làm chứng (nếu có)
Địa chỉ:
Số điện thoại: ………………… (nếu có); số fax: …………………. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
Người khởi kiện
Thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Tranh chấp thừa kế trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế bao gồm các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Hồ sơ tranh chấp di sản thừa kế
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai các di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày
Bước 3: Giải quyết và trả kết quả
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
- Nếu yêu cầu của nguyên đơn là tranh chấp di sản thừa kế về bất động sản thì theo khoản 5 Điều 26 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tại địa bàn huyện có nhà đất của người để lại thừa kế; nếu di sản là bất động sản không nằm trên địa bàn huyện thì Tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền giải quyết.
- Nếu yêu cầu của nguyên đơn không phải là tranh chấp di sản thừa kế về bất động sản thì theo khoản 5 Điều 26 và Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế tài sản thuộc về Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.
- Trong trường hợp tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế
Một số câu hỏi thường gặp về tranh chấp di sản thừa kế, phân chia tài sản
Đất đang tranh chấp có được lập di chúc không?
Căn cứ theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất là “Đất không có tranh chấp”
Chính vì vậy, đất đang tranh chấp không được lập di chúc
Tranh chấp thừa kế thế vị là gì?
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Tranh chấp thừa kế thế vị là sự mâu thuẫn, xung đột giữa những hàng thừa kế sau được hưởng di sản.
Tranh chấp đất thừa kế chưa có sổ đỏ thì nên làm gì?
Các đồng thừa kế tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng. Hết thời gian niêm yết (15 ngày) nếu không có khiếu nại hoặc tranh chấp thì tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo các giấy tờ chứng minh theo Điều 100 và 101 Luật đất đai 2013.
Tranh chấp thừa kế hết thời hiệu khởi kiện thì hậu quả pháp lý như thế nào?
Hết thời hiệu thừa kế thì hậu quả pháp lý quy định như sau:
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.
Có bao nhiêu hàng thừa kế theo pháp luật?
Có 3 hàng thừa kế theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Quý khách hàng có thể tìm hiểu dịch vụ giải quyết tranh chấp di sản thừa kế của Luật Vạn Phúc
Khi sử dụng dịch vụ của công ty Luật Vạn Phúc quý khách hàng sẽ được sử dụng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm, nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật. Các dạng tranh chấp thừa kế và các vấn đề pháp lý có liên quan đến tranh chấp thừa kế công ty chúng tôi sẽ tư vấn tận tình và hỗ trợ hết mình.
Ngoài ra, công ty Luật Vạn Phúc cũng cung cấp dịch vụ tư vấn luật thừa kế. Nếu muốn tìm hiểu về tranh chấp thừa kế và sử dụng dịch vụ tư vấn luật thừa kế hoặc Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi.
Đọc thêm: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, phân chia tài sản mới nhất