Rất nhiều cá nhân khi kinh doanh thường băn khoăn nên lựa chọn đăng ký doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể thì phù hợp với mô hình hoạt động của mình, cũng như các ưu, nhược điểm của từng loại hình này. Theo chúng tôi, quý khách nên chọn đăng ký dưới dạng hộ kinh doanh cá thể khi chủ thể kinh doanh với quy mô và số vốn nhỏ. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Vạn Phúc sẽ đề cập tới vấn đề thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể giành cho các cá nhân nào có nhu cầu tìm hiểu và thành lập hộ kinh doanh cá thể.

thành lập hộ kinh doanh cá thể

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp;

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Kinh doanh là hoạt động buôn bán nhằm sinh lợi nhuận, các doanh nghiệp, tập đoàn… thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ.

Hộ kinh doanh tức là hộ gia đình kinh doanh. Cá thể là một cá nhân.

Theo đó, Hộ kinh doanh cá thể là là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Chủ sở hữu kiểm soát trực tiếp tất cả các yếu tố và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với tài chính của doanh nghiệp đó và điều này có thể bao gồm các khoản nợ, cho vay, thua lỗ, v.v. Một thương nhân cá thể không nhất thiết phải làm việc ‘một mình’ mà có thể thuê người khác.

Quy định về Hộ kinh doanh cá thể

  • Điều kiện thành lập Hộ kinh doanh cá thể: Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;

c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

  • Hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh cá thể

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Quy trình thành lập Hộ kinh doanh cá thể

  • Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ: khi có nhu cầu đăng ký thành lập Hộ kinh doanh cá thể, cá nhân của hộ gia đình chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hợp lệ đề cập tại mục 3;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền: nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
  • Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có). Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  • Thời gian làm Giấy đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh cá thể: Tối đa là 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Lệ phí đăng ký hành lập hộ kinh doanh cá thể: do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

Một số lưu ý khi thành lập Hộ kinh doanh cá thể

  • Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể:

Nếu quy mô kinh doanh nhỏ, nên dễ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh; Không có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.  Bên cạnh đó, số lượng lao động ít dễ dàng quản lý, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít. Thì cá nhân nên thành lập Hộ kinh doanh cá thể so với việc suy nghĩ thành lập công ty.

  • Lưu ý về đối tượng được đăng ký:

Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể.

  • Kinh nghiệm về cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể

Cách đặt tên cho Hộ kinh doanh cá thể được quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

  • Kinh nghiệm về địa điểm đăng ký kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là địa điểm mà chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. So với Nghị định 78/2015/NĐ-CP ấn định hộ kinh doanh chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh trừ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký

  • Lưu ý về vốn điều lệ

Pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Chính vì thế, đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người cũng như tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh mà người đăng ký muốn hướng đến.

  • Lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lao động tối đa là 9 người. Nếu như có từ 10 lao động thì sẽ phải thành lập doanh nghiệp theo quy định.

  • Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể muốn kinh doanh ngành nghề nào thì đăng ký ngành nghề đó và nó được ghi trên tờ khai đăng ký. Trừ ngành nghề xuất nhập khẩu và các ngành nghề pháp luật cấm.

Một số câu hỏi thường gặp

  • Có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể online không?

Có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể online theo các bước tương tự như thành lập các hình thức doanh nghiệp khác.

  • Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn không?

Hóa đơn VAT (Value-Added Tax) có tên gọi khác là hóa đơn đỏ, hóa đơn giá trị gia tăng, do Bộ tài chính phát hành, hoặc doanh nghiệp tự đặt in sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế. Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 119/2014/TT-BTC, hóa đơn VAT là loại hóa đơn chỉ dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hộ kinh doanh cá thể không được khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, do đó không được xuất hóa đơn VAT với các hoạt động thương mại của mình. Tuy nhiên nhưng hoàn toàn có thể xuất hóa đơn do Cơ quan thuế bán theo tháng.

THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ2

  • Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế không?

Hộ kinh doanh cá thể có phải khai thuế. Kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể là việc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế theo các mẫu tờ kê khai quy định và tiến hành nộp cho cơ quan thuế. Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, có 3 phương pháp kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể.

  • Hộ kinh doanh cá thể có phải nộp thuế không?

Sau khi được cấp đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ( Giấy phép kinh doanh) và Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì hộ kinh doanh phải đến Chi cục thuế quản lý để thực hiện đăng ký kê khai thuế ban đầu. Sẽ có các loại thuế sau: Thuế môn bài, Thuế GTGT, thuế TNCN.

Thông qua bài viết trên, Luật Vạn Phúc gửi đến Qúy khách hàng thủ tục thành lập Hộ kinh doanh cá thể. Hy vọng với những thông tin đó khách hàng phần nào hiểu rõ các yêu cầu pháp lý khi thành lập Hộ kinh doanh cá thể. Quý khách hàng chưa nắm rõ, cần luật sư tư vấn, giải đáp thì có thể sử dụng dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh cá thể của Công ty TNHH tư vấn Vạn Phúc Luật. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể một cách nhanh chóng và chính xác.

Đọc thêm:

Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh mới nhất 2022

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói giá rẻ, trách nhiệm

0932350835